2025 không phải là một năm dễ đoán. Nền kinh tế Việt Nam đang lao vào kỷ nguyên vươn mình, được tiếp sức bởi cú hích xuất khẩu, làn sóng số hóa, và sự tái định nghĩa về thịnh vượng. Điều đó cũng đồng nghĩa: mặt đất dưới chân doanh nghiệp đang dịch chuyển nhanh, sâu, và đôi khi âm thầm đến mức không thể dự báo.
Bởi vậy, để không chỉ trụ vững mà còn đủ tự tin bước đi giữa dòng chảy của thời đại nhiều luật chơi mới, Wisdom Agency chia sẻ “4 hồi chuông thức tỉnh” đúc kết từ quan sát thời sự và lăng kính chiến lược. Từ đó tạo nên chuỗi động lực rõ nét giúp doanh nghiệp kịp thời phản ứng, song song với chuẩn bị thiết lập một vị thế đủ sâu, đủ bền cho hành trình dài hơi phía trước.
1. “Tử tế” trở thành hệ miễn dịch sinh tồn
Theo số liệu từ Cục Thống kê Bộ Tài chính tính đến tháng 5/2025, có 111.800 doanh nghiệp gia nhập hoặc tái nhập thị trường, đồng thời 111.600 doanh nghiệp rút lui. Tỉ lệ ra/vào gần như 1:1 này chính là minh chứng cho một thị trường đang sàng lọc mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hình 1. Thị trường doanh nghiệp 2025 đang thanh lọc vô cùng mạnh mẽ
Thanh lọc không chỉ đến từ áp lực chính sách hay bài toán chi phí. Lực ly tâm mạnh mẽ nhất lúc này đến từ chính người tiêu dùng, những người ngày càng nghiêm khắc, tỉnh táo và không thỏa hiệp với những thứ họ không tin tưởng. Khi người tiêu dùng và Nhà nước cùng hướng về giá trị thật, minh bạch, đạo đức và trách nhiệm, doanh nghiệp không thể đứng ngoài dòng chảy đó nếu muốn tồn tại.
Trong bối cảnh này, “tử tế” không còn là một tuyên ngôn cảm tính hay lời quảng cáo hô hào. Nó trở thành một hệ miễn dịch chiến lược – thứ giúp doanh nghiệp vượt qua cơn sốt kháng sinh của thị trường, và sống sót lâu dài giữa những đợt khủng hoảng định kỳ.
Mang trọng trách to lớn là thế, nhưng tử tế không hề đắt đỏ. Nó bắt đầu từ việc dám minh bạch, dám nói thật, dám thực hiện điều mình hứa. Trong một thời đại mà lòng tin là loại tài sản khan hiếm nhất, khách hàng không chỉ chọn mua 1 sản phẩm tiêu dùng, mà đang chọn 1 giá trị tốt đẹp để đồng hành. Câu hỏi “Doanh nghiệp của bạn đã sở hữu giá trị ấy chưa” – sẽ là hồi chuông đầu tiên để kiểm định lại, từ đó xây dựng nên chiến lược phát triển vừa thức thời vừa dài hơi.
Hình 2. Ba nền tảng cốt lõi để xây dựng hệ miễn dịch cho doanh nghiệp 2025
2. Sàn thương mại điện tử thành “sàn đấu của câu chuyện thương hiệu”
Đã qua thời thương mại điện tử chỉ là những móc treo hàng hóa hay phiên chợ online tụ họp doanh nghiệp. Ngày nay, Shopee, Lazada, TikTok Shop… đều đang chuyển mình trở thành nền tảng sinh hoạt số, nơi người dùng ở lại vì được giải trí, tương tác, khám phá và học hỏi, chứ không còn đợi “có nhu cầu thì mới vào”.
Hình 3. Sàn thương mại điện tử biến thành không gian sinh hoạt số
Nổi bật là qua các tính năng livestream, video, trò chuyện, trung tâm thông tin hữu ích… Và vấn đề cấp báo ở đây là, dù doanh nghiệp có sử dụng đủ các tính năng thì cũng chỉ đang “làm giàu” cho sàn, thay vì tận dụng sàn thành bệ phóng cho chính thương hiệu của mình. Thêm vào đó, cuộc đua săn deal cũng dần khiến doanh nghiệp kiệt sức trong vòng xoáy khuyến mãi.
Vậy làm sao để khách hàng đến vì giá trị bản thể của thương hiệu, chứ không phải hữu duyên gặp rồi mới mua, hay ngắn hạn trong mùa giảm giá?
→ Câu trả lời là hãy dừng xem mình như “một quầy hàng giữa khu thương xá”, mà đặt mục tiêu mở rộng giá trị hơn – trở thành một biểu tượng để yêu thích, một tinh thần muốn trở thành, một lý do để tìm đến, hoặc một câu chuyện truyền cảm hứng…
Hay nói theo cách chuyên môn trong nghề của Wisdom là xây dựng chiến lược thương hiệu. Khi đó, nhãn hàng không chỉ trở thành top-of-mind trong tiêu dùng, mà còn trong giải trí, trò chuyện, kết nối…
Hình 4. Mô hình định vị thương hiệu bản quyền của Wisdom Agency
Hồi chuông này giúp các doanh nghiệp trên sàn thương mại điện tử chống lại thực trạng tuổi thọ ngắn hạn, đồng thời mở ra một gợi ý chiến lược: xây thương hiệu trên chính nơi phân phối. Đến khi mạnh mẽ sẽ dần thoát ly khỏi sự phụ thuộc nền tảng và sống lâu hơn trong một môi trường vận hành vốn đầy tính tạm thời.
Tìm hiểu chi tiết Định Vị Thương Hiệu Và Con Đường Đưa Doanh Nghiệp Tìm Thấy Lãnh Thổ Của Mình!
3. AI dùng không khéo sẽ từ “hỗ trợ” thành “hổ dữ” nuốt vai trò con người
Ở Wisdom, chúng tôi định nghĩa AI là một công cụ, không phải là kim chỉ nam. Nó sinh ra để phục vụ, không phải để thay thế. Bởi vậy, hồi chuông ở đây không cảnh báo về tốc độ AI phát triển mà là về cách doanh nghiệp sử dụng AI như thế nào.
Nếu 2024 là năm AI gõ cửa, thì 2025 là năm nó “chen chân” vào mọi phòng ban của tổ chức. Phải làm sao để tận dụng tốt sự hỗ trợ của công nghệ mà không đánh mất bản chất doanh nghiệp và bản sắc con người?
Cạm bẫy lớn nhất của AI là sự lệ thuộc mập mờ vào tính logic. Khi doanh nghiệp bắt đầu ra quyết định dựa thuần vào những gì “máy đề xuất”, thay vì những gì “người hiểu”, thì AI đang vượt khỏi vai trò trợ lý mà biến thành ông chủ vô hình.
Tìm hiểu chi tiết Những ngộ nhận phổ biến về AI trong marketing và giải pháp chuyển hóa vấn đề hiệu quả
Từ copywriting, phân tích dữ liệu, chatbot chăm sóc khách hàng… AI có thể làm rất tốt. Nhưng nếu doanh nghiệp không có lớp kiểm định, không gắn giá trị thương hiệu, không rà soát tác động xã hội thì chẳng khác gì đặt người cầm lái vào ghế sau, để một công cụ thiếu trực giác làm thay vai trò chiến lược.
Hình 5. Bộ não con người vẫn là lõi viết nên chiến lược dựa trên sự hỗ trợ từ AI
Đặc biệt ở những ngành nghề lấy cảm xúc làm chất liệu như thời trang, truyền thông, nghệ thuật… hay các phòng ban cần thấu cảm làm trọng tâm như nhân sự, văn hóa… thì sự vô hồn của AI chính là dấu chấm hết cho khả năng chạm đến trái tim. Trong khi con người, kể cả nhân viên hay khách hàng đều là cốt lõi để duy trì một doanh nghiệp hiệu quả.
Hồi chuông AI đang ngân lên. Đây là thời điểm vàng để doanh nghiệp thiết kế hệ thống kiểm soát thông minh, thay vì chỉ sắm sửa hàng loạt cỗ máy. Không kiểm soát được AI hôm nay thì ngày mai, doanh nghiệp có thể đánh mất chính mình.
Tìm hiểu chi tiết Ứng dụng AI marketing chưa hiệu quả? Chìa khóa không nằm ở công cụ, mà ở tư duy
4. Chuyển đổi không thể lao đầu, cũng không thể đứng yên
Nửa cuối 2025 là thời khắc thị trường Việt Nam như một cánh rừng chuyển mùa, nơi mọi doanh nghiệp buộc phải tiến hóa để sinh tồn. Rất nhiều tổ chức đang lao vào một cuộc đua chuyển đổi với khí thế của “cách mạng tốc độ”: chuyển mô hình kinh doanh, đổi hướng thị trường, áp dụng công nghệ, tái cấu trúc nhân sự, vẽ lại chiến lược tài chính… Tất cả như thể chỉ cần “nhanh hơn đối thủ” là sẽ thắng.
Nhưng thực tế, chuyển đổi mà không có nền móng, chẳng khác nào một chiến binh cổ đại với vũ khí thô sơ giữa cơn bão súng đạn hiện đại, dù dũng mãnh, nhưng không thể thắng nổi cuộc chơi mới.
Hình 6. “Nội tại hôm qua” có thể trở nên lạc hậu với kẻ mạnh hôm nay
Nói cách khác, khi hạ tầng chưa sẵn sàng, con người chưa hiểu vai trò mới, dữ liệu còn rời rạc, quy trình vẫn rối rắm thì khi đó dù có đổi mới nhanh thế nào cũng chỉ là chiếc áo khoác lên một cơ thể đã cũ. Hệ thống chưa sẵn sàng để sải những bước dài hơn trên đấu trường nhiều biến động.
Vậy nên, cốt lõi của chuyển đổi thành công không nằm ở tốc độ mà nằm ở sự chuẩn bị có chiến lược.
Thị trường hiện tại không còn ưu ái những cú “tăng trưởng chớp nhoáng”, mà đòi hỏi sự phát triển có chiều sâu. Hồi chuông hôm nay không vang lên để kêu gọi chạy nhanh, mà để thức tỉnh các tổ chức về năng lực chuẩn bị đòi hỏi: Kỷ luật chiến lược, sự thích nghi linh hoạt, quy trình tiến hóa có hệ thống, và quan trọng nhất: biết mình đang đi đâu, tại sao, và cần chuẩn bị gì. Đây là những khía cạnh chủ chốt mà doanh nghiệp cần ưu tiên đầu tư để bước vào bất kỳ giai đoạn chuyển đổi nào cũng suôn sẻ.
Vai trò của chiến lược: La bàn giữa biển động
Có thể thấy, 4 bối cảnh trên như một cơn bão chọn lọc tự nhiên – chỉ những tổ chức đủ tầm nhìn, nội lực và bản lĩnh làm chủ được định hướng chuyển đổi mới giữ lại được chỗ đứng. Chúng kết thành một bản đồ radar giúp doanh nghiệp định vị chính mình giữa biến động, và xây dựng năng lực phản ứng có tổ chức trước những đợt sóng mới.
Giữa những thay đổi dồn dập từ chính sách, công nghệ đến hành vi tiêu dùng, doanh nghiệp cần dám mạo hiểm, điều chỉnh để nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên vẫn phải làm điều đó một cách có kiểm soát, nhằm giảm thiểu rủi ro.
Cụ thể ở đây là bằng “tư duy chiến lược” – điều kiện sống còn giúp tổ chức không chỉ phản ứng sau mỗi cơn gió đổi chiều, mà là khả năng vẽ ra lộ trình xuyên qua cơn bão.
Và để bắt đầu, doanh nghiệp cần dũng cảm đặt ra những câu hỏi về 4 hồi chuông nêu trên:
- Trong một thế giới đang đề cao giá trị, thương hiệu của bạn mang lại điều gì?
- Trên sàn đấu e-commerce, bạn muốn được nhớ đến như thế nào?
- Tổ chức đang khai thác AI để tăng tốc, hay vô tình đánh mất bản sắc?
- Chuyển đổi bắt nguồn từ mục tiêu dài hạn, hay chỉ là phản ứng ngắn hạn?
Những câu hỏi này sẽ tạo không gian để những bộ não chiến lược phát huy thật sự. Wisdom Agency sẵn sàng cùng doanh nghiệp tìm câu trả lời và định vị lại con đường. Tương lai không dành cho những ai đi nhanh nhất, mà dành cho những người biết đi đúng hướng một cách sớm nhất.
Trong chuỗi bài viết sắp tới, Wisdom Agency sẽ tiếp tục mở rộng “radar thức tỉnh” cho từng hồi chuông nêu trên bằng các giải pháp cụ thể, gợi ý chiến lược và góc nhìn tư vấn từ chính đội ngũ của chúng tôi.
Hẹn gặp lại ở hành trình phiêu lưu an toàn trong kỷ nguyên tăng tốc – nơi tư duy chiến lược là radar vững chắc nhất giúp vươn mình sống sót và thịnh vượng.
Hotline: 028 7109 9978
Email: [email protected]