Nhắc đến Tết, người ta thường nghĩ ngay về một thời gian cao điểm, nơi hàng trăm thương hiệu cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh tâm trí khách hàng. Việc doanh nghiệp dồn toàn lực cho chiến dịch trước và trong Tết, sau đó “hãm phanh” ở giai đoạn SAU TẾT là hiện tượng không có gì xa lạ.
Nhưng đây có thực sự là lúc nên chững lại?
Trong khi nhiều doanh nghiệp lựa chọn “rút lui” sau chặng đua căng não, một số khác vẫn kiên trì tiếp tục cuộc chơi. Bởi lẽ họ hiểu rằng: Sự bùng nổ trong Tết chỉ là khởi đầu, muốn xây dựng một vị thế vững bền dài lâu, thì 10 tháng còn lại trong năm là giai đoạn không thể hạ nhiệt.
Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang cân nhắc: Nên tiếp tục đẩy mạnh truyền thông sau Tết hay tạm lắng để dưỡng sức, bài viết dưới đây của Wisdom sẽ làm rõ tiềm năng của giai đoạn này!
➡ Từ đó, giúp quý doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt và nắm bắt mọi cơ hội giá trị trong năm 2025!
Một góc nhìn mở về truyền thông Tết!
Muốn biết đẩy mạnh quảng bá sau Tết đem đến những cơ hội gì, chúng ta hãy nhìn lại vai trò của truyền thông Tết!
Từ lâu, Tết đã là thời điểm thành danh của nhiều doanh nghiệp lớn. Nhờ bứt phá giai đoạn này, họ tạo nên những bước ngoặt truyền thông để đời. Ví dụ Biti’s Hunter với “Đi Để Trở Về” giúp thương hiệu giày Việt lọt top truyền thông Tết 9 năm liền. Hay chiến dịch “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” đã khẳng định vị thế của hãng bánh kẹo quốc dân. Chính vì những hiệu ứng mạnh mẽ ấy, Tết thường được nhìn nhận như “một lần chơi lớn” để tạo cú HIT danh tiếng cho thương hiệu!
➡ Quan niệm này đúng, nhưng chưa thật sự đầy đủ.
Bởi truyền thông thương hiệu không chỉ dừng lại ở sự bùng nổ nhất thời, ai viral hơn ai, mà quan trọng là việc giữ vững sự phong độ và tận dụng sức nóng sẵn có để nắm bắt nhiều cơ hội hấp dẫn hơn. Vì lẽ đó, đằng sau các chiến dịch Tết kể trên là cả một kế hoạch đầu tư sinh lời dài hạn. Tại đây, Tết tạo ra những thành quả truyền thông – đóng vai trò bệ phóng đầy uy lực cho cả năm:
-
- Độ nhận diện thương hiệu tăng cao nhờ các hoạt động, thông điệp truyền thông độc đáo, bám sát nhu cầu ngày Tết của khán giả.
- Thu hút lượng lớn khách hàng mới đến từ tâm lý chi tiêu cởi mở, dễ tính hơn vào mùa lễ hội cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của doanh nghiệp.
- Kho dữ liệu/hành vi mua sắm đắt giá được thu thập từ mọi hoạt động tương tác với khách hàng dù là nhỏ nhất: Sản phẩm thường được ưu tiên lựa chọn, thời gian cao điểm mua hàng, câu hỏi thường gặp khi tư vấn,…
Hình 1. Thành quả truyền thông Tết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, không chỉ nằm trong dịp Tết.
Tuy nhiên, nếu hoạt động truyền thông chỉ dừng lại ở một mùa Tết thì mọi thành quả kể trên sẽ bị phí hoài. Sức nóng sẽ hạ nhiệt, khách hàng mới cũng có thể rời đi, dù cho chiến dịch có sức ảnh hưởng đến đâu.
Bởi khách hàng không thể nhớ hết từng lời thương hiệu nói trong năm. Họ chỉ ghi nhớ những khoảnh khắc thương hiệu thực sự chạm đến cảm xúc và tạo dấu ấn khác biệt. Nếu sau Tết, doanh nghiệp chỉ quay về sử dụng các chiến thuật quảng cáo cầm hơi, thì ý tưởng truyền thông sáng tạo từng được yêu thích cũng sẽ dần bị lu mờ giữa hàng trăm nội dung na ná nhau.
Vậy, cớ sao lại để những bệ phóng uy lực rơi vào lãng quên, khi chúng ta hoàn toàn có thể phát triển chúng thành chuỗi “cú hích” truyền thông mạnh mẽ suốt năm, tạo sức bật để vươn tới nhiều cơ hội hấp dẫn?
Trong phần tiếp theo, Wisdom sẽ hé lộ 3 cơ hội quan trọng sau Tết và cách tận dụng thành quả truyền thông trong Tết để bứt phá dài hạn!
Cơ hội 1: Khẳng định vị thế thương hiệu cả năm – nhờ thông điệp Tết độc đáo!
Khi thị trường truyền thông sau Tết hạ nhiệt và mức độ cạnh tranh giảm xuống, đây chính là thời điểm vàng để doanh nghiệp bứt phá. Bằng cách phát triển câu chuyện lễ hội thành những chiến dịch độc đáo suốt năm, doanh nghiệp không chỉ kéo dài hiệu ứng truyền thông mà còn dễ dàng chiếm lĩnh tâm trí khách hàng và khẳng định vị thế thương hiệu vững chắc.
Nhưng, chúng ta cần phát triển câu chuyện Tết thế nào cho hiệu quả?Bởi sau giai đoạn cao điểm, khi khách hàng không còn cảm xúc với những câu chuyện lễ hội, việc lặp lại thông điệp cũ sẽ khó tạo nên sức hút. Tuy nhiên, nếu thương hiệu có thể tìm ra vai trò cốt lõi của mình nằm trong thông điệp – một giá trị vừa kế thừa tinh thần Tết, vừa có thể lan tỏa suốt cả năm – thì sự kết nối sẽ luôn bền chặt, bất kể thời điểm nào.
Hình 2. Sau khi xác định rõ vai trò thương hiệu, hãy tiếp tục phát triển truyền thông dựa trên nó!
Dự án truyền thông năm 2023 cho Nhà ga Quốc Tế Đà Nẵng do Wisdom Agency thực hiện là ví dụ điển hình về phương pháp kế thừa thông điệp một cách hiệu quả.
Xuất phát từ thông điệp tổng thể “Sáu giác quan chạm lòng hiếu khách”, chúng tôi không đơn thuần lặp lại định nghĩa này suốt năm với những biến tấu hình ảnh hay chiến thuật truyền thông. Thay vào đó, Wisdom lấy chính thông điệp ấy làm kim chỉ nam, xác định rõ vai trò của nhà ga: “Nhà ga mang đặc trưng hiếu khách, thân thiện và luôn sẵn sàng cho một trải nghiệm trọn vẹn nhất của khách hàng.”
Dựa trên định hướng này, hàng loạt hoạt động truyền thông độc đáo đã ra đời:
- Ra mắt đội ngũ hỗ trợ hành khách PAT và linh vật khổng lồ Helpy: Nhân hóa tinh thần “quan tâm, chăm sóc” thành những con người và nhân vật cụ thể, giúp hành khách cảm nhận sự “Hiếu Khách” một cách trực quan và gần gũi hơn.
- Các hoạt động tương tác trải nghiệm nhân dịp Trung Thu, Giáng Sinh,…: Xây dựng những điểm chạm giao lưu văn hóa đặc sắc nhằm thỏa mãn mọi giác quan và mang lại năng lượng tích cực cho mọi lứa tuổi.
- Cú HIT Phủ Hồng Nhà Ga: Như một lời chào đón nồng nhiệt từ “chủ nhà,” màn bắt trend Blackpink sáng tạo này không chỉ gây bất ngờ mà còn đem đến sự hứng khởi, giúp hành khách tận hưởng khoảnh khắc đáng nhớ ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay.
- Và còn rất nhiều hoạt động khác được triển khai xuyên suốt năm, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về “Nhà ga Hiếu Khách” trong lòng hành khách tứ phương.
Hình 3. Cách Nhà ga Quốc Tế Đà Nẵng phát triển hoạt động truyền thông dựa trên vai trò thương hiệu “Hiếu Khách”.
Cơ hội 2: Nuôi dưỡng lòng trung thành – từ khách hàng mới trong Tết
Lượng khách hàng mới dồi dào trong Tết sẽ mở ra cơ hội xây dựng tệp khách hàng trung thành cả năm, nếu doanh nghiệp biết cách nuôi dưỡng mối quan hệ với họ. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần nhiều hơn những chiến thuật quảng cáo thông thường, bởi hành vi tiêu dùng thời điểm này đã có nhiều thay đổi đáng kể.
Trong mùa Tết, tâm lý “tự thưởng” cùng sự hối hả chuẩn bị cho kỳ lễ dài khiến họ dễ tính và sẵn sàng chịu chi vào các trải nghiệm thương hiệu mới mẻ. Tuy nhiên, khi cơn sốt mua sắm qua đi, họ dần quay trở lại nhịp sống thường ngày và cần tập trung xây dựng một lối chi tiêu bền vững cho nhiều kế hoạch tương lai. Do đó, thay vì suy nghĩ cảm tính “Mua gì cho vui?” như trước đây, họ sẽ cân nhắc lý trí hơn để “Mua gì cho đáng?”, nhằm ưu tiên những lựa chọn mang lại giá trị chân thật cho cuộc sống.
Hình 4. Giá trị chân thật có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng sau Tết.
Lúc này, những cách tiếp cận truyền thông hào nhoáng, chạy theo xu hướng đơn thuần có thể không còn hiệu quả như trước. Bởi vì giữa môi trường quảng cáo “thật giả bất phân”, khách hàng lại ngày càng tỉnh táo hơn. Họ có đánh giá của riêng mình về chất lượng sản phẩm, chứ không hoàn toàn tin vào lời nói một phía từ thương hiệu.
➡ Nếu muốn xây dựng sự yêu thích và tin tưởng của khách hàng xuyên suốt cả năm, doanh nghiệp cần phải thể hiện được giá trị của mình một cách chân thật nhất!
Vậy, doanh nghiệp cần thể hiện như thế nào mới đúng?
Hãy thử nhìn truyền thông từ góc độ của khách hàng!
Khi thương hiệu chỉ tập trung quảng bá sản phẩm, dịch vụ,… người tiêu dùng thường có xu hướng xem đó như một người bán hàng đơn thuần. Dù sản phẩm có chất lượng đến đâu, họ vẫn giữ tâm lý dè chừng, thậm chí hoài nghi. Nhưng nếu doanh nghiệp chọn cách đồng hành như một người bạn – luôn thấu hiểu, sẻ chia và tinh tế truyền tải giá trị của mình – khách hàng sẽ dễ dàng mở lòng nhìn nhận những điểm tốt của thương hiệu và đặt niềm tin nhiều hơn. Bởi lúc này, họ cảm nhận được rằng: Doanh nghiệp không chỉ có mục đích bán hàng, mà thực sự quan tâm đến nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của họ.
Đây cũng là phương pháp mà Generali đã áp dụng rất hiệu quả trong ngành hàng Bảo Hiểm, nơi mà niềm tin khách hàng là yếu tố sống còn!
Chiến dịch Tết “Sống Như Ý” 2024 đã gây ấn tượng mạnh với thông điệp về hành trình tìm kiếm giá trị cuộc sống. Tiếp nối tinh thần đó, Generali triển khai chiến dịch 8/3 “Yêu những điều bé tí, cho cuộc sống như ý ” đào sâu hơn vào sự gắn kết và yêu thương.
Hình 5: Một hoạt động thuộc chiến dịch 8/3 “Yêu những điều bé tí, cho cuộc sống như Ý” của Generali.
Thay vì sử dụng gương mặt nổi tiếng để quảng bá sản phẩm, Generali chọn cách đưa thương hiệu len lỏi vào đời sống thường nhật, qua lời kể của những con người bình dị. Từ bác xe ôm, chú bán hủ tiếu đến anh nhân viên văn phòng,… mỗi lời chúc họ gửi đến người phụ nữ mình yêu đều chạm đến cảm xúc người xem một cách mạnh mẽ nhất. Thông qua chiến dịch, Generali đã tạo ra bước đột phá lớn khi để chính khách hàng trở “người phát ngôn” cho giá trị chân thật của thương hiệu.
Cơ hội 3: Thiết lập thói quen mua sắm của khách hàng – dựa trên hành vi mua hàng dịp lễ tết.
Thiết lập thói quen mua sắm không hẳn là một cơ hội “khó nhai” như nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ, đặc biệt là khi họ đã nắm được một nguồn dữ liệu hành vi Tết dồi dào. Điều này cũng giống như tạo ra một phản xạ có điều kiện vậy! Thương hiệu cần hiểu rõ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, sau đó xây dựng một môi trường lý tưởng để họ dễ dàng thỏa mãn nhu cầu đó. Và quan trọng nhất, họ cần lặp đi lặp lại hành vi mua sắm này nhiều lần cho đến khi trở thành thói quen.
Đây chính là lúc dữ liệu hành vi chi tiêu Tết bắt đầu phát huy tác dụng. Khi một thương hiệu chiếm được thói quen mua sắm của khách hàng vào dịp Tết, họ có thể lặp lại mô hình này xuyên suốt các dịp lễ khác trong năm bằng cách tái tạo cùng một trải nghiệm mua sắm.
➡ Điều này mở ra cơ hội để gắn liền thương hiệu với một thời điểm mua sắm riêng, qua đó không chỉ thúc đẩy doanh thu trong mùa Tết mà còn duy trì đà tăng trưởng xuyên suốt cả năm.
Hình 6. Tận dụng tâm lý Lễ – Tết cũng là một cách để thương hiệu xây dựng thói quen mua hàng của người tiêu dùng.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, chúng ta hãy cùng tham khảo cách Shopee chiếm lĩnh khái niệm “Săn sale ngày đôi”!
Shopee hiểu rằng tâm lý săn sale bùng nổ mạnh mẽ nhất vào các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết. Tuy nhiên, với vai trò là một sàn thương mại điện tử cung cấp đa dạng sản phẩm, Shopee không thể chỉ dựa vào những sự kiện cố định trong năm. Thay vì chờ đợi, họ chủ động tạo ra chuỗi “ngày đôi” – một hệ thống ngày sale định kỳ suốt 12 tháng, đảm bảo luôn có lý do để khách hàng mua sắm. Để khắc sâu thói quen này, Shopee đẩy mạnh truyền thông với loạt ưu đãi dồn dập, KOLs rầm rộ và những cú HIT sáng tạo ở mọi ngày đôi trong năm. Nhờ đó, họ thành công ghi dấu ấn: Cứ đến ngày đôi là săn sale Shopee!
Tương tự Shopee, nhiều thương hiệu lớn cũng chủ động định hình thói quen mua sắm của khách hàng. Ví dụ như, Starbucks ra mắt ly nước phiên bản giới hạn vào mỗi dịp Trung Thu, Giáng Sinh, trong khi Nike gắn liền thương hiệu với các sự kiện thể thao lớn. Tùy vào ngành hàng, thương hiệu có thể tận dụng triệt để các dịp lễ hội lẫn những sự kiện theo chủ đề đặc biệt, từ đó củng cố vị thế bản thân và tạo ra một dòng doanh thu bền vững suốt năm.
Trước khi đẩy mạnh truyền thông sau Tết, doanh nghiệp cần lưu ý điều này!
Tóm lại, nắm bắt cơ hội trong truyền thông cũng giống như thực hiện một cú nhảy cao, mà Tết chính là bệ phóng giúp thương hiệu tạo đà, từ việc gia tăng danh tiếng đến thu hút sự chú ý của khách hàng. Nhưng để “nhảy” thật cao và xa, thương hiệu cần tận dụng tốt sức bật này, khai thác những cơ hội sau Tết để tiếp tục bứt phá và duy trì sức hút suốt cả năm!
Tuy nhiên, trước khi triển khai giai đoạn sau Tết, doanh nghiệp cần phải lưu tâm đến sự nhất quán trong câu chuyện thương hiệu.
Bởi, nếu mỗi mùa với mỗi điểm chạm khác nhau, doanh nghiệp lại truyền tải nhiều thông điệp với giọng điệu, hình ảnh không đồng nhất thì tổng thể thương hiệu có thể trở nên mờ nhạt trong mắt khách hàng. Điều này không chỉ làm suy giảm hiệu quả truyền thông mà còn lãng phí nguồn lực đáng kể.
➡ Đó là lý do tại sao Wisdom Agency ưu tiên áp dụng công thức chiến lược “Nền tảng thống nhất, thực thi đậm chất” làm xương sống để định hình và dẫn dắt mọi chiến dịch truyền thông trong năm. Để từ đó:
-
- Xây dựng một nền tảng chiến lược vững chắc: Đảm bảo sự thống nhất trong hình ảnh và câu chuyện truyền thông.
- Lên kế hoạch và phân bổ hợp lý các chiến dịch: Xác định mục tiêu cho mỗi giai đoạn, từng bước dẫn dắt doanh nghiệp đạt đến cơ hội đích với nguồn lực đầu tư tối ưu.
- Thực thi ấn tượng: Vừa bám sát chiến lược chung, vừa tôn vinh bản sắc riêng của thương hiệu.
Hình 7. Muốn chiến dịch hiệu quả, cần có chiến lược làm công cụ dẫn đường.
Kết luận
Những lợi ích của truyền thông sau Tết sẽ không chỉ dừng lại ở những điều kể trên. Wisdom Agency tin rằng, với tầm nhìn và sự tâm huyết, các doanh chủ sẽ sớm nhận ra tiềm năng này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu, đầu tư mạnh cho xuyên suốt giai đoạn này không phải lúc nào cũng dễ dàng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của từng doanh nghiệp.
Với vai trò là một agency chiến lược, Wisdom luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp nắm bắt tốt nhất những cơ hội trên. Để từ đó, nguồn lực đầu tư truyền thông được đặt đúng chỗ, đúng thời điểm và tạo ra tác động bền vững.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm, hoặc cần tư vấn sâu hơn về các phương hướng truyền thông sau tết, xin mời liên hệ với Wisdom Agency để được hỗ trợ tại:
– Hotline: 028 7109 9978
– Email: [email protected]