Ứng dụng AI marketing chưa hiệu quả? Chìa khóa không nằm ở công cụ, mà ở tư duy

Tư duy

Từ những dòng chat tự động đến chiến lược cá nhân hóa quy mô lớn, AI marketing đang từng bước định hình lại cách thương hiệu giao tiếp với thế giới. Không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm thời gian hay chi phí, AI mở ra lời hứa về một kỷ nguyên tiếp thị thông minh – nơi dữ liệu là vô hạn và tốc độ triển khai chỉ vỏn vẹn trong 1 giây chớp mắt. Thế nhưng, giữa làn sóng xu hướng ứng dụng AI trong marketing rầm rộ ấy, không ít doanh nghiệp vẫn loay hoay với câu hỏi: dù được công nghệ tối tân này hỗ trợ từ A-Z, nhưng vì đâu mà đơn vị lại chưa kiến tạo được những giá trị bứt phá?

Hãy cùng Wisdom Agency đánh giá lại vấn đề này trong bài viết dưới đây.

AI marketing là gì mà ai cũng muốn làm, nhưng không phải ai cũng làm tốt?

AI marketing là gì? Về định nghĩa, đây là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động tiếp thị, từ sản xuất nội dung, tự động hóa quy trình, đến hỗ trợ xây dựng chiến lược. Công nghệ AI còn được biết đến bởi điểm mạnh về khả năng tối ưu hiệu suất, giúp ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Chính vì vậy, việc khai thác AI trong marketing nhanh chóng trở thành một xu hướng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi.

Tuy đang được kỳ vọng rất nhiều, nhưng Wisdom Agency nhận thấy có không ít khó khăn mà các đơn vị thường gặp phải khi ứng dụng AI trong marketing. Những thách thức này chủ yếu đến từ các vấn đề sau:

  1. Nội dung đề xuất còn hạn chế về tính sáng tạo và dấu ấn riêng: Kết quả do AI tạo ra thường có xu hướng lặp lại, thiếu sự đa dạng và chiều sâu. Khi áp dụng trên các phương tiện truyền thông như bài đăng Facebook, biển quảng cáo ngoài trời,… những nội dung và hình ảnh đơn điệu, không có thông điệp rõ ràng sẽ khiến thương hiệu khó tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng.
  2. Chiến lược marketing do AI gợi ý chưa gắn kết được với định hướng thương hiệu: Phương án từ AI thường chỉ dựa trên dữ liệu bề mặt, đôi khi sẽ không đồng điệu được với ý nghĩa sâu xa về mặt cảm xúc gắn liền với thương hiệu. Hệ quả là các hoạt động triển khai dễ bị “lạc tone”, rời rạc hoặc mang thông điệp không phù hợp. Chiến dịch cũng vì vậy mà kém hiệu quả, trong một số trường hợp còn phải nhận phản ứng trái chiều từ công chúng.

Hình 1: AI marketing là gì mà tưởng chừng dễ “thực” nhưng không dễ “vực được đạo”?

  1. Bất cập khi tương tác với khách hàng: Do hạn chế về khả năng đồng cảm, phản hồi từ AI đôi khi gây cho khách hàng cảm giác xa cách. Ví dụ, chatbot AI trong nhiều trường hợp không thể xử lý được ngôn ngữ đời thường hoặc giải quyết nhu cầu thực tế, khiến người dùng mất kiên nhẫn và không còn niềm tin vào dịch vụ.
  2. Chưa hiểu rõ bản chất xu hướng và bối cảnh văn hóa: AI marketing có thể dự đoán trend dựa trên từ khóa hoặc dữ liệu mạng xã hội, nhưng lại khó nắm bắt được những sắc thái văn hóa hoặc bối cảnh thực tế. Chẳng hạn, AI gợi ý doanh nghiệp tham gia trend “cà phê thú cưng” mà không nhận diện được nguy cơ thương hiệu có thể dễ dàng bị chỉ trích như 1 nơi “lợi dụng hoặc ngược đãi động vật” vì những vấn đề đạo đức liên quan đến lĩnh vực này.

Tất cả những hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả của từng chiến dịch tiếp thị, mà còn có thể gây tổn hại lâu dài đến doanh thu và uy tín của thương hiệu.

Hình 2: AI chỉ hiểu được một phần trong các khía cạnh phong phú của con người

Lý do vì sao việc ứng dụng AI trong marketing vẫn chưa mang lại hiệu quả thật sự

Vậy, vấn đề nằm ở đâu? Có phải chỉ đơn giản nằm ở những cú prompt, loại công cụ AI marketing hay thậm chí là “gói” AI đơn vị sử dụng?

Thực ra, những yếu tố trên chỉ là vấn đề bề nổi. Nguyên nhân cốt lõi lại nằm ở chính nhận thức của chúng ta về AI và vai trò của nó:

Ai chỉ là công cụ, còn nhân trí mới chính là chìa khóa để tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ và không thể thay thế.

AI học hỏi và đưa ra giải pháp dựa trên những dữ liệu có sẵn. Nhưng chính con người mới là nguồn tạo ra những dữ liệu đó. Khác với AI, con người không chỉ sở hữu thông tin mà còn có tư duy, trực giác và cảm xúc – những nền tảng để có thể tổng hợp và đánh giá thông tin, sáng tạo ra giải pháp mới mang tính độc bản. Đây cũng là điểm mấu chốt quyết định thành công cho mọi doanh nghiệp.

Lấy chiến dịch “Lấm bẩn gieo hy vọng” của OMO làm ví dụ. AI có thể quét từ khóa thịnh hành như “về quê”, “Tết sum vầy” để gợi ý về chiến dịch hỗ trợ người lao động về quê. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở dữ liệu, chiến dịch sẽ dễ thiếu cảm xúc và chiều sâu.

Tuy nhiên, OMO đi xa hơn: họ không chỉ dừng lại ở việc bắt nhịp xu hướng, mà còn chạm vào tận cùng cảm xúc của những người lao động xa xứ. Từ hình ảnh lam lũ mưu sinh đến khát khao sum họp, OMO đã biến những chất liệu đời thực thành chuỗi hoạt động đầy cảm xúc: MV “Mai má về”, thông điệp “Lấm bẩn gieo hy vọng”, và cả những tấm vé xe mang ước vọng đoàn viên. Thương hiệu thậm chí còn ứng dụng AI để tổ chức cuộc thi ảnh, góp phần lan tỏa tinh thần nhân văn của chiến dịch. Tất cả đều được xây dựng dựa trên nền tảng chiến lược marketing rõ ràng và sự am hiểu sâu sắc về văn hóa Việt của đội ngũ.

Hình 3: OMO và chiến dịch với sự kết hợp giữa trí tuệ AI marketing và insight con người

Cùng một kết quả từ AI, nhưng ta có thể thấy: những đơn vị có khả năng đánh giá, điều chỉnh và sử dụng thông tin hiệu quả sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với đơn vị chưa làm được điều đó. Vậy, để ứng dụng Ai trong marketing tốt hơn, điều kiện tiên quyết không phải là kỹ thuật hay công nghệ, mà là nền tảng nhân trí vững chắc. Khả năng tư duy chuẩn xác chính là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ – không chỉ để khai thác công nghệ mà còn nhằm linh hoạt sáng tạo, đối phó với những thử thách khôn lường trong thực tế. Hay nói cách khác, có “vững nhân trí” thì mới “thắng thời cuộc”.

Đó cũng chính là nền tảng tư duy mà Wisdom Agency luôn kiên định theo đuổi. Tên gọi “Wisdom” – biểu trưng cho sự khôn ngoan, khả năng thấu hiểu và vận dụng tri thức đúng lúc – phản ánh định hướng phát triển cốt lõi của chúng tôi trong vai trò là một đối tác chiến lược marketing. Tại Wisdom Agency, chúng tôi tập trung phát triển con người một cách toàn diện, với tri thức là gốc rễ và tư duy là điểm khởi đầu cho mọi chiến lược bền vững.

Ông Nguyễn Hải Minh – Chairman of Wisdom Agency và đôi lời chia sẻ về định hướng của Wisdom Agency về tri thức

Xây dựng chiến lược marketing bắt đầu từ tư duy

Với niềm tin kiên định vào tri thức và quan niệm “Vững nhân trí – Thắng thời cuộc” (nền tảng vững chắc của tri thức và tư duy nhân bản chính là chìa khóa cho sự phát triển dài hạn) Wisdom Agency song hành cùng doanh nghiệp trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, thông qua các giải pháp tư vấn chiến lược bài bản và tính ứng dụng cao.

Một trong những nỗ lực điển hình là việc áp dụng các mô hình giải case được kế thừa từ tổ chức quốc tế như Landor, cùng phương pháp luận đúc kết từ trải nghiệm thực tế đa ngành,… để đảm bảo quá trình triển khai luôn gắn liền với bối cảnh và mục tiêu dài hạn.

Hơn nữa, đóng vai trò là cầu nối giữa giới học thuật và kinh doanh thực tiễn, Wisdom Agency đồng hành cùng doanh nghiệp để thích nghi tốt hơn trong môi trường hội nhập toàn cầu – đồng thời góp phần kết nối những giá trị trí tuệ bản địa đến cộng đồng chuyên gia quốc tế một cách chuyên nghiệp và có hệ thống.

Hình 4: Wisdom Agency lấy tri thức và con người làm trọng tâm trong thời đại số

Phản chiếu lại từ niềm tin nội tại, Wisdom Agency chủ động xây dựng một đội ngũ có nền tảng tư duy vững vàng để sáng tạo và làm chủ mọi giải pháp, trong đó công nghệ cũng không là ngoại lệ. Chúng tôi không chối bỏ sức mạnh của AI marketing mà chọn cách kết hợp giữa năng lực phân tích của con người và khả năng xử lý từ công cụ để nâng cao chất lượng dịch vụ thêm vượt trội, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Đội ngũ tại Wisdom cũng không ngừng tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng ứng dụng AI trong marketing. Ví dụ như:

  • Đội ngũ Content sử dụng công cụ Grok, Chat GPT, Quillbot để tìm nguồn cảm hứng, gợi ý “xào nấu” câu từ, tìm hiểu tư duy và hành động của đối tượng khách hàng mục tiêu, soát lỗi chính tả,…
  • Planner sử dụng Perplexity, Chat GPT nhằm thu thập thông tin/số liệu, tìm kiếm báo cáo thị trường/chuyên ngành…
  • Art/Designer sử dụng Adobe AI, Freepik AI cho mục đích minh họa nhanh ý tưởng visual, trình bày flow video, tối giản các quy trình tinh chỉnh phức tạp trong thủ thuật thiết kế…

Quan điểm của ông Nguyễn Hải Minh – Chairman of Wisdom Agency về việc sử dụng AI của đội ngũ doanh nghiệp

Và cũng nhờ tiềm lực có sẵn từ nhân trí, Wisdom Agency đã có thể khai mở được những nền tảng tư duy – từ đó đúc kết lại dưới những mô hình luận giải độc đáo mang vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các bài toán “khó nhằn” của doanh nghiệp một cách thật sự bài bản.

Với ba mô hình chiến lược chủ lực, Wisdom Agency đã đồng hành cùng nhiều tổ chức vượt qua các rào cản liên quan đến chiến lược marketing đa dạng và phức tạp. Nhờ đó mà Edutalk – một trong những hệ sinh thái giáo dục hàng đầu tại Việt Nam – đã đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 40% chỉ trong ba năm. Trong khi đó, thương hiệu hàng không dẫn đầu thị trường Việt Nam – Vietnam Airlines – cũng đã chứng kiến sự bứt phá trong số lượng người dùng dịch vụ trung thành lên gấp 20 lần nhờ chuyển đổi chiến lược chăm sóc khách hàng.

Hãy cùng chúng tôi khám phá những mô hình tạo nên kết quả này cùng chi tiết các case study trong bài viết tiếp theo của Wisdom Agency!

Hiểu đúng về AI marketing mới chỉ là bước khởi đầu. Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm một chiến lược marketing dài hơi được thiết kế riêng, sát với văn hóa và mục tiêu phát triển của đơn vị, đừng ngần ngại liên hệ với Wisdom Agency:

Hotline: 028 7109 9978

Email: [email protected]

Xem thêm