Bộ nhận diện thương hiệu thể hiện tiếng nói của doanh nghiệp, giúp họ giao tiếp trước khách hàng, truyền đi các thông điệp. Thiết kế nhận diện thương hiệu cũng như bộ mặt của doanh nghiệp, “trông mặt mà bắt hình dong”; nhận diện không chỉ thể hiện “dung nhan” của doanh nghiệp mà còn phản ánh được tính cách, phong cách của từng công ty.
1.Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Thời gian trung học phổ thông chính là lứa tuổi mà đa số thiếu nam, thiếu nữ sẽ bắt đầu để ý đến vẻ ngoài và phong cách của mình một cách “chính thức”. Dễ thấy nhất là chải chuốt tóc tai, đầu tư quần áo, giày dép và các phụ kiện; bước đầu của định hình phong cách. Vừa để tạo cho mình một nhận diện cá nhân riêng vừa dễ dàng tạo được sự chú ý, yêu thích từ phía còn lại. Thương hiệu cũng tương tự như thế, muốn định hình được cá tính bản thân và để khách hàng dễ dàng chú ý đến, ấn tượng và nảy sinh cảm tình; thương hiệu cũng cần có một hệ thống nhận diện thương hiệu đủ đẹp và đủ phù hợp.
Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là tất cả những hình ảnh gắn liền với thương hiệu tạo nên phong thái, tính cách riêng từ những những thứ dễ nhận dạng nhất như logo, màu sắc, font chữ, bao bì … đến hình ảnh hay nền tảng hỗ trợ như website, namecard, đồng phục nhân viên…. và nhiều các “phụ kiện” khác.
Bộ nhận diện thương hiệu phải có những đặc điểm riêng
2. Bước đầu tiên để xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu “phù hợp”
Cách để thay đổi một con người là bắt đầu bằng hiểu rõ về người ấy, muốn tạo dựng được phong cách đủ thú vị đầu tiên cần phải hiểu rõ bản thân là ai.
Nếu bạn đang muốn hướng đến hình ảnh một thiếu nữ đáng yêu, nhẹ nhàng thì không thể nào chỉ mặc toàn đồ đen; muốn trở thành một chàng trai có nét lãng tử thì đương nhiên lại càng chẳng thể ứng dụng “hoa lá”. Chúng ta có những đặc điểm gì nổi trội, thể hiện được hình tượng mình mong muốn vươn tới, khác biệt và thu hút. Đó cũng sẽ chính là những điều cần được biểu đạt ở nhận diện thương hiệu, bao gồm:
- Tại sao bạn bắt tay xây dựng thương hiệu này? Vì những mục tiêu gì?
- Niềm tin và giá trị nào là quan trọng và thể hiện được thương hiệu của bạn?
- Bạn nghĩ rằng mình có ưu thế gì so với đối thủ cạnh tranh?
- Điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt trong tất cả những thương hiệu gần giống bạn?
- Tiếp đó hãy diễn tả thương hiệu mình qua 3 – 6 tính từ?
- Và cuối cùng hãy thử suy nghĩ xem nếu là khách hàng, 3 – 6 tính từ mà họ có thể diễn tả về bạn?
Sau khi đã trả lời hết những câu hỏi phía trên bạn đã phần nào tìm được cá tính mà thương hiệu muốn hướng đến, khách hàng dễ dàng tiếp nhận, từ đó doanh nghiệp có nhiều điểm nổi trội và phác họa nó thành từ ngữ.
-> Tham khảo thêm công thức để có chiến lược xây dưng thương hiệu giúp doanh nghiêp bứt phá
3. Những thành tố cơ bản tạo thành hệ thống nhận diện thương hiệu
Để thể hiện được sức mạnh, quyền lực và sự dũng mãnh của mình, loài hổ cần một vẻ ngoài “dữ dằn” với các vằn đen, sư tử cũng cần một cơ thể to lớn kèm cái bờm hầm hố để chiếm lấy uy nghiêm. Sau khi tìm ra hình tượng phù hợp, chúng ta đã có thể bắt đầu với những thành tố đầu tiên của dáng hình thương hiệu, bao gồm:
Hình dáng thiết kế hay kí hiệu biểu trưng riêng của thương hiệu
Không phải ngẫu nhiên mà mà ngành hàng giáo dục lại hay sử dụng biểu tượng cuốn sách hay cây bút còn ngành ngân hàng lại hay lấy hình ảnh đồng xu. Biểu tượng thương hiệu sẽ thể hiện được những đặc tính cơ bản nhất của một doanh nghiệp như đặc điểm ngành hàng, ưu điểm sản phẩm; chẳng hạn an toàn hay thiên nhiên, nóng hay lạnh, gần gũi hay sang trọng.
Theo các nghiên cứu của các nhà tâm lý học, hình khối ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và tâm trạng của mỗi người. Vòng tròn thường được sử dụng như một cách thức hướng người đọc đến cảm giác lâu dài, vĩnh cửu ứng với hình ảnh của mặt trời. Hình vuông sẽ dễ bắt gặp trên logo các nhãn hàng công nghệ như Microsoft, Facebook, … bởi nó mang niềm tin về sự an toàn, chắc chắn đến người tiêu dùng. Mỗi loài vật đều có một bản năng nổi bật; nhanh như báo, khỏe như trâu hay nhẹ như bông, những đặc điểm mà ai nghe tên cũng có thể liên tưởng thì chúng cũng chính là một trong những biểu tượng thể hiện tính cách tốt nhất.
Ký hiệu tạo thành dáng hình thương hiệu
Bên cạnh đó, một vài thương hiệu ứng dụng cực kỳ thành công biểu tượng động vật là những cái tên nổi tiếng như Ferrari với chú ngựa gắn liền với động cơ thần kỳ còn Lamborghini chọn hình ảnh chú bò để kể câu chuyện tính bền bỉ.
Font chữ/ Typography
Nghe thì có vẻ không quá quan trọng nhưng typography cũng là một trong những vũ khí thu hút nhất của một thiết kế nhận diện thương hiệu, với 4 hình thái chính:
- Serif font: Font chữ có chân quen thuộc dành cho những “con người” chân thực, đáng tin cậy
- Sans serif font: đây là tên gọi cho những font chữ không chân hiện đại thể hiện rõ nét sức trẻ và sự phá cách
- Script typography: Các font chữ viết tay thường được dùng với các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm thể hiện sự nhẹ nhàng, nữ tính của các thiếu nữ.
- Display font: Thường mang tính sáng tạo, độc đáo, đặc biệt nên được thiết kế và sử dụng riêng như những nét chấm phá khỏi khuôn khổ.
Tông màu/ Sắc màu thương hiệu
Mỗi màu sắc đều mang một sứ mệnh riêng mà thương hiệu ưu ái đặt nó vào hình ảnh của mình, chẳng hạn bất động sản luôn ưu ái sắc xanh lá với mong ước về những tòa nhà vươn cao còn xanh dương rất hợp với ngành hàng không với cảm giác an tâm, nhẹ bâng. Cũng giống như hình khối, màu sắc đặc biệt còn làm thay đổi cả tâm trạng con người. Theo một nghiên cứu của trang tin People, màu vàng đặc biệt kích thích bán cầu não trái và khiến chúng ta bỗng dưng cảm thấy hạnh phúc mà chính mình cũng không nhận ra, 70% những người được hỏi đều vô thức chọn các loại thực phẩm màu vàng là “liều thuốc tâm trạng” cho họ. Các màu nóng như đỏ, cam không chỉ thể hiện được tinh thần tươi vui, phóng khoáng mà còn kích thích được vị giác; minh chứng là KFC, Lotteria và cả McDonald’s đang cùng tranh giành sắc đỏ cho mình.
Màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý con người
Xanh thì cũng có nhiều kiểu xanh, nếu không người ta đã không thể phân biệt sự khác nhau giữa xanh Vietnam Airline, xanh Nokia hay xanh Ikea. Hình khối và font chữ cũng có đủ loại phiên bản, vì vậy không chỉ là những thứ thể hiện được bản thân doanh nghiệp, nhận diện còn cần một hình ảnh thương hiệu ở phiên bản giới hạn, không bị hòa lẫn với những cái tên tương tự.
4. Bắt đầu tạo dựng bộ nhận diện thương hiệu cho riêng mình
Sau khi đã xác định được hình khối, màu sắc cùng với font chữ được sáng tạo cho riêng mình. Hãy biến chúng thành các thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thể hiện qua các thành tố.
Thành tố gốc, logo
Logo chính là xương sống của một bộ nhận diện, là cái gốc để cây thương hiệu phát triển các nhánh còn lại. Logo đặc biệt phải đáp ứng được vẻ đẹp cho bộ mặt thương hiệu, cùng với đó thể hiện được cá tính đã xác định, tiếp đó là phù hợp với các tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị riêng.
Các thành tố nhánh
Các sản phẩm khác cũng sẽ giúp thương hiệu giao tiếp với khách hàng là bao bì sản phẩm, hình ảnh website, các ấn phẩm in ấn như đồng phục nhân viên, name card, name tag hay brochure, leaflet, … Tất cả những thành tố nhánh đều cần phải tuân theo hình khối, màu sắc và font chữ để tạo ra một con người thống nhất, xây dựng một hệ thống quy chuẩn (brand guide) để khách hàng dễ nhận biết cùng “một con người” ở mọi địa điểm.
Bộ nhận diện thương hiệu Burgundy do Wisdom thực hiện
Một con người không nên thể hiện quá “nhiều mặt” mỗi ngày, thay vào đó phong thái và cá tính thống nhất sẽ dễ làm người đối diện cảm giác dễ tin tưởng hơn. Một cô gái không rõ ràng thì sao biết ngày mai cô ấy còn “dễ thương” với mình nữa hay không? Thương hiệu cũng cần có sự thống nhất, hạn chế những thay đổi nhanh chóng. Khách hàng cần một khoảng thời gian đủ để ghi nhớ và in hình ảnh thương hiệu vào tâm trí. Vì vậy những thời điểm phù hợp nhất để có một bộ nhận diện thương hiệu mới là khi thương hiệu mới thành lập và khi đã tồn tại nhiều năm cần thay đổi phù hợp với thời cuộc.
Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang trăn trở về một hệ thống thương hiệu phiên bản giới hạn cho riêng mình? Với thế mạnh về các dự án thương hiệu (branding), Wisdom tin rằng bạn đang tìm đến đúng nơi!
Đặt hẹn tư vấn về chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tại: