Năm 2025 đang đến gần, mang theo vô vàn sự thay đổi trong tình hình kinh tế – chính trị và cùng với đó là hành vi của người tiêu dùng. Những gì hiệu quả hôm qua, có thể sẽ trở nên lỗi thời với họ ngày hôm nay. Nhằm giúp các chủ doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường và đứng vững trong thời kỳ biến động, Wisdom Agency đã liên tục cập nhật những thói quen mới của khách hàng và đúc kết ra được 5 xu hướng marketing quan trọng dưới đây. Doanh nghiệp cần nắm chắc những xu hướng này nếu như không muốn bỏ lỡ khách hàng, tụt mất cơ hội nắm giữ thị phần vào năm 2025.
1.Marketing chân thật
Theo Innova Market Insights chia sẻ qua nghiên cứu mới nhất của họ, “Trở nên chân thật” chính là điểm mấu chốt để các thương hiệu có thể đồng hành dài lâu cùng khách hàng. Các công ty cần tập trung vào việc xây dựng niềm tin người dùng thông qua giao tiếp thật tâm nếu muốn giữ chân họ.
Nhất là trong bối cảnh ngày nay, khi nhiều dịch vụ cho thuê tăng tương tác, review, seeding online sai sự thật, AI Deepfake đang lan tràn. Ranh giới giữa thật và giả trở nên mỏng manh hơn rất nhiều. Người dùng sẽ ngày càng trở nên cảnh giác, phân vân giữa các sự lựa chọn đâu là sản phẩm/dịch vụ thật sự đáng tin cậy. Điều này dẫn đến sự gián đoạn trong hành vi tiêu dùng: họ ngần ngại đăng ký, tham gia hoặc mua sắm ngay lập tức. Trong bối cảnh ấy, tính chân thật sẽ đóng vai trò làm “lớp áo giáp” bảo vệ thương hiệu trước cơn bão của sự hoài nghi.
Hình 1: Thật tâm mang đến hiệu quả khác biệt cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, chân thật thì cần đi đôi với thuyết phục. Trong thực trạng thị trường tranh đua quyết liệt như hiện nay, các nhãn hàng cần có những cách thể hiện đủ hấp dẫn, thể hiện được sức hút riêng của thương hiệu. Để cân bằng cán cân trên, họ cần một chiến lược marketing thấu đáo. Wisdom Agency cũng đã triển khai dự án xây dựng chiến lược truyền thông cho dòng sản phẩm “thức ăn cho tôm Aquaxcel” cùng tập đoàn Cargill với ý niệm này trong xuyên suốt quá trình hợp tác.
Không chỉ dừng ở việc khai thác tư liệu sẵn có, đội ngũ Wisdom Agency và Aquaxcel đã trực tiếp đến các trại nuôi tôm, hòa mình vào thực tế để thấu hiểu sâu sắc hành trình chăn nuôi của bà con. Từ đó, chúng tôi đã phát triển loạt sản phẩm truyền thông giữ trọn nét chân chất của ngành nhưng vẫn làm bật lên sự chuyên nghiệp và độc đáo. Phía Cargill và người tiêu dùng của họ đồng thời phản hồi rất tích cực. Đến cả những người làm nông lâu năm cũng phải cảm thán “lâu rồi mới thấy có video nào thấu hiểu đúng tâm tư của họ như vậy”!
Hình 2: Wisdom Agency tự hào khi được tập đoàn Cargill gửi niềm tin trong hơn 3 năm qua.
2.Marketing thông qua cộng đồng người dùng & người sáng tạo nội dung
Hiện nay, khi thị trường dịch chuyển mạnh mẽ sang các nền tảng trực tuyến, cộng đồng người dùng và người sáng tạo nội dung đã trở thành nhân tố dẫn dắt và điều hướng thói quen mua sắm của khách hàng, chứ không phải các thương hiệu. Ở đó, sức ảnh hưởng của họ được thiết lập qua hình thức truyền miệng (WOM) thông qua các sản phẩm người dùng tự tạo (User Generated Content). Khách hàng sẵn sàng tin tưởng dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, chia sẻ chân thật, và những giải pháp cá nhân hóa không bị ràng buộc bởi mục tiêu lợi nhuận của họ.
Ngoài ra, người tiêu dùng trong những năm gần đây cũng trở nên chủ động hơn trong việc lựa chọn những giải pháp cho cuộc sống của mình. Một nghiên cứu về Life Trends 2025 của Accenture đồng thời chỉ ra xu hướng dễ “mất kiên nhẫn” của khách hàng. Tất cả những gì họ cần là một thứ gì đó nhanh, tiện lợi và hiệu quả để đóng góp cho nhịp sống tất bật ngày nay. Và những nội dung được sản xuất bởi cộng đồng mạng vừa vặn lại rất phù hợp nhu cầu này. Các doanh nghiệp “bắt trend” cũng đang bắt đầu sử dụng các bài viết, video của chính người dùng để quảng bá cho thương hiệu.
Hình 3: Sử dụng sức mạnh của cộng đồng sáng tạo nội dung làm đòn bẩy cho nhãn hàng
Đây cũng chính là cách Wisdom Agency đã thực hiện cho dự án truyền thông đa kênh của Nhà ga quốc tế Đà Nẵng. Chúng tôi đã hợp tác cùng nhiều nhà sáng tạo nội dung, những người phù hợp với sứ mệnh của dự án, có sức ảnh hưởng về du lịch, xu hướng giới trẻ, trên nền tảng Facebook và Tiktok để giúp lan truyền dịch vụ của nhà ga đi xa hơn. Chiến dịch này đã đem lại những phản hồi và con số rất tích cực, bao gồm hàng nghìn lượt tương tác từ cộng đồng fan của nhà sáng tạo nội dung và những người theo dõi khác.
Hình 4: Nội dung từ content creator có sức lan tỏa lớn đến người dùng
3.Marketing qua Podcast, tìm kiếm bằng giọng nói
Trong những năm gần đây, podcast đã trở thành phương tiện phổ biến, thu hút lượng lớn người nghe nhờ sự tiện lợi và khả năng đáp ứng nhu cầu “một công đôi việc” multitasking của người dùng: vừa nghe podcast vừa làm việc nhà, nấu ăn hay dọn dẹp. Nội dung podcast thì rất phong phú, phục vụ đa dạng đối tượng, đặc biệt là Gen Alpha và Gen Z.
Điều này đã được xác minh khi năm 2024, số lượng Gen Z biết tới các sản phẩm, nhãn hàng và dịch vụ thông qua podcast tăng rõ rệt, vượt qua cả mạng xã hội ở mức 6%. Với khi chi phí điều hành khá rẻ, podcast đang là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp đầu tư, kết nối khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Để đón đầu làn sóng này, Wisdom Studio trực thuộc Wisdom Agency đang chuẩn bị ra mắt các giải pháp dịch vụ hậu trường chuyên nghiệp để tạo ra những podcast chất lượng cao, giúp thương hiệu tạo dấu ấn mạnh mẽ.
Ngoài podcast, marketing thương hiệu thông qua tìm kiếm bằng giọng nói cũng đang được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều sự chú ý trong năm tới. Cùng sự phổ biến của các thiết bị loa thông minh như Amazon Alexa, Google Home hay Apple Siri, việc tìm kiếm thông tin bằng giọng nói không chỉ trở thành một thói quen mới mà còn mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách gần gũi hơn.
Hình 5: Một trong những cách tiếp thị hiệu quả nhất là thông qua podcast và loa thông minh
4.Marketing gắn với trách nhiệm xã hội
Trong những năm gần đây, ý thức xã hội và đạo đức thương hiệu ngày càng trở thành yếu tố then chốt trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Đây là cơ hội lớn để các nhãn hàng định vị lại doanh nghiệp của mình trong mắt người dùng thông qua những giá trị bền vững và nhân văn. Các thương hiệu biết tận dụng trách nhiệm xã hội vừa nâng tầm được hình ảnh, vừa tạo nên làn sóng truyền miệng (WOM) – vũ khí lợi hại giúp danh tiếng lan tỏa sâu rộng. Từ đó tăng thêm khả năng mua hàng và trung thành với thương hiệu.
Hình 6: Các thương hiệu có trách nhiệm xã hội sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng
Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc “thông báo” rằng sản phẩm hay dịch vụ của họ là bền vững, hay đơn thuần là “liên quan” đến trách nhiệm xã hội thì chưa đủ. Quan trọng hơn cả là việc truyền tải giá trị một cách chân thật và gần gũi. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến lợi ích trực tiếp sản phẩm đem lại mà còn muốn hiểu rõ thương hiệu đang đóng góp như thế nào cho cộng đồng và môi trường. Những cam kết mang tính hình thức, thiếu sự chân thật sẽ không đủ để chinh phục nhóm khách hàng ngày càng tinh tế này.
Vì vậy, các thương hiệu cần đầu tư vào việc kể câu chuyện về trách nhiệm xã hội của mình một cách thuyết phục và hấp dẫn. Từ việc minh bạch chuỗi cung ứng, chứng minh các nỗ lực giảm thiểu tác động đến môi trường, cho đến việc khuyến khích khách hàng tham gia vào hành trình nhân văn (giúp đỡ, giáo dục, từ thiện…) – tất cả đều phải được thực hiện với sự nhất quán và lòng chân thành. Đây chính là cách để xây dựng niềm tin, đồng thời biến trách nhiệm xã hội trở thành động lực tăng trưởng lâu dài cho doanh nghiệp.
Hình 7: Chương trình CSR Wisdom Agency hợp tác với công ty thực phẩm Vianco
Trên tinh thần này, Wisdom Agency đã đồng hành cùng công ty thực phẩm Vianco lan tỏa thiện ý đóng góp xã hội thông qua Chương Trình CSR “VIANCO – 1000 BỮA ĂN NGON”. Chương trình diễn ra với hy vọng mang đến thêm nhiều những bữa ăn ấm áp miễn phí cho người nghèo và người lao động thấp trong thời kỳ khó khăn sau Covid19. Các sản phẩm gia vị, gạo và một phần chi phí đã được thương hiệu tài trợ cho hệ thống Quán cơm Nụ Cười tại TPHCM. Bằng cách thể hiện thiết thực và bày tỏ chân thành, Vianco đã trao tay hơn 1200 bữa cơm, với vô vàn chia sẻ tích cực về thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội.
5.Marketing qua livestream
Livestream có lẽ không còn là một khái niệm quá xa lạ với người dùng smartphone tại Việt Nam, đặc biệt khi các nền tảng như TikTok, Shopee hay Lazada đều tích hợp tính năng này để bán hàng, khiến người dùng rất thích thú. Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ từ các nền tảng, số lượng người sử dụng và tương tác livestream ở Việt Nam đang tăng lên chóng mặt.
Hình 8: Tiếp thị qua LIVESTREAM nâng cao sự gắn kết của khách hàng và thương hiệu
Tương tác trực tiếp qua livestream còn có khả năng giúp thương hiệu gợi nhớ và kết nối cảm xúc với người dùng, từ đó tăng khả năng giữ chân khách hàng và khuyến khích mua sắm lặp lại. Theo Kantar Context Lab, quảng cáo qua livestream còn thúc đẩy ý định mua hàng ngắn hạn, gia tăng yêu thích thương hiệu dài hạn và đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Wisdom Agency đã chứng thực hiệu quả này thông qua dự án hỗ trợ tập đoàn Cargill livestream hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho bà con chăn nuôi. Bên cạnh đó ở ngoài thị trường, nhiều thương hiệu khác từ KFC (bán gà) đến Trip.com (bán gói du lịch), cũng đã thành công với hình thức này, bất kể ngành hàng của họ có vẻ không liên quan đến livestream. Đây thực sự là cơ hội hấp dẫn mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ.
Hình 9: Wisdom Agency và Cargill cùng hợp tác trong một chương trình Livestream nông sản
Kết luận
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc vươn lên dẫn đầu cuộc chơi không còn đơn thuần dựa vào sản phẩm tốt, mà còn phụ thuộc vào khả năng xây dựng chiến lược marketing phù hợp và đón đầu xu hướng. Wisdom Agency mong rằng những khám phá của mình sẽ góp phần giúp doanh nghiệp nắm bắt được những nhu cầu đang thịnh hành, từ đó chọn phương thức áp dụng phù hợp để nâng tầm cuộc chơi doanh nghiệp trong năm 2025 sắp tới.
Nếu như độc giả vẫn còn băn khoăn, không biết nên tích hợp những xu hướng Marketing này với hoạt động truyền thông tổng thể của doanh nghiệp trong năm 2025 như thế nào, nhận tư vấn với Wisdom Agency tại:
Hotline: 028 7109 9978
Email: [email protected]
Nguồn tham khảo:
Accenture Life Trends 2025
Digital marketing trends for 2025 and beyond
6 consumer trends to watch in 2025
Kantar Marketing Trends 2025
Deloitte TrendRadar: The Future Consumer