Câu chuyện khởi nghiệp của thương hiệu Domino Pizza được hai anh em nhà Monaghan chắp bút vào năm 1960, đó là khoảng thời gian mà cửa hàng đầu tiên mang tên DomNick’s ra đời tại Michigan và được đổi tên thành Domino’s vào năm 1965. Câu chuyện khởi nghiệp được bước sang “chương mới” với sự khai trương của cửa hàng thứ 200 vào năm 1978, tiếp nối là cửa hàng thứ 5000 vào năm 1989. Không dừng lại ở thị trường trong nước, Domino’s đã sở hữu cho mình 2000 cửa hàng ở thị trường quốc tế. Và cũng vào thời điểm Domino ăn mừng kỷ niệm 40 năm thành lập, cũng là lúc đánh dấu cột mốc thương hiệu cán mức doanh thu 3 tỷ 54 đô.
Sở hữu mạng lưới cửa hàng rộng khắp lên đến con số 10.000 trên 72 quốc gia, nên thương hiệu đã định danh mình là chuyên gia giao hàng với số đơn hàng được phục vụ mỗi ngày là 1 triệu đơn với lời hứa “giao hàng miễn phí trong 30 phút” được gìn giữ suốt 50 năm qua.
Năm 2010, Domino’s chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam tạo ra bước tiến lớn trong ngành thức ăn nhanh. Tuy nhiên, với sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số trong thời điểm đó, buộc thương hiệu phải đối mặt với việc chuyển mình sang nền tảng trực tuyến để tiếp cận với số lượng người tiêu dùng lớn hơn để kéo gần văn hóa “thức ăn nhanh” đến thị chúng hơn.
Định vị giá trị toàn cầu của Domino đã thể hiện được rõ nét và độc quyền ở thị trường Việt Nam như một chuyên gia giao hàng, Việc Domino thực hiện lời hứa “giao hàng miễn phí trong 30 phút” đã trở thành một quy chuẩn trong suốt thời gian hoạt động.
Để nhanh chóng tạo ra doanh số bán hàng trực tuyến, việc giao hàng nhanh chóng được nhấn mạnh trong hành trình mua sắm của khách hàng. Điều này giải thích cho việc Domino đầu tư chủ yếu vào trang web, hệ thống đặt món, chiến dịch tiếp thị trực tuyến và các chương trình khuyến mãi đa dạng hơn là quảng bá các hoạt động ăn uống tại cửa hàng. Để làm nổi bật lợi điểm bán hàng của Domino’s Pizza, hệ thống cho phép người dùng theo dõi 30 phút cho các đơn đặt hàng pizza trực tuyến. “Domino’s Pizza đảm bảo rằng đơn đặt hàng của bạn sẽ đến trong vòng 30 phút, hoặc chúng tôi sẽ gửi đến bạn một Voucher miễn phí Pizza cỡ vừa cho lần mua tiếp theo.” Chiến thuật này là cơ sở cho các mối quan hệ công chúng và kích hoạt bàn luận xã hội.
Về chiến lược sản phẩm, Domino’s Pizza đã nỗ lực nội địa hoá để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam. Trên thực đơn của một cửa hàng có xuất xứ nước ngoài lại xuất hiện một loại bánh pizza lấy cảm hứng từ bánh tráng nướng, với các nguyên liệu quen thuộc như tôm khô và ruốc heo.
Mở ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, mỗi thứ Ba sẽ có khuyến mãi mua 1 tặng 1 và giảm giá 50% vào mỗi thứ Năm.
Đôi khi, việc kết hợp với một thương hiệu khác có thể mang lại hiệu ứng cộng hưởng. Do đó, Domino’s Pizza đã chọn đồng hành cùng với Coca Cola, nhà cung cấp nước giải khát lớn nhất thị trường. Khách hàng mua pizza tại Domino sẽ được nhận thêm 1 pizza cùng cỡ với mỗi đơn hàng có có kèm theo 1 sản phẩm Coca. Với mức giá tốt hơn, nhiều ưu đãi hơn, Domino’s Pizza đã khuyến khích khách hàng lựa chọn combo nói trên với mức giá siêu “hời”.
Ngoài ra, Domino’s Pizza còn tạo ra một video viral trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, để tương tác với khách hàng tiềm năng và đạt mục tiêu của họ. Mục tiêu chính là tăng độ nhận diện và mức độ hiển thị của Domino trên các kênh kỹ thuật số và khuyến khích mọi người đặt hàng qua website hoặc trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng.
Xây dựng chiến lược nội dung mạng xã hội
Truyền thông kỹ thuật số
Cải tiến trang web
Thành công trong việc đưa thương hiệu Domino Pizza đến gần hơn với đại chúng, trong quá trình thực hiện dự án Wisdom Agency đã mang lại cho Domino’s 53.000 người theo dõi trên mạng xã hội, đồng nghĩa vượt 9% KPI mà Wisdom Agency đã cam kết trước đó với Domino’s. Hơn hết, số lượng đơn hàng trung bình được giao trong thời điểm đó là 65 đơn mỗi ngày qua nền tảng đặt hàng trực tuyến.