Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, tích hợp chiến lược không chỉ là một khái niệm Marketing mà còn là phương pháp tư duy hướng đến xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Khi biến động thị trường ngày càng phức tạp, việc kết nối và hợp nhất các yếu tố chiến lược đã trở thành điều kiện tiên quyết để tăng cường ổn định hiệu suất.
Tuy nhiên, có một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp trăn trở: Phải bắt đầu tích hợp chiến lược từ đâu, để quá trình này được thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất?
Theo mô hình SIM – Strategy Integration Model, 1 chiến lược tích hợp tốt cần được khai thác từ chính thế mạnh cốt lõi của doanh nghiệp. Để biết rõ hơn, mời bạn đọc cùng khám phá khái niệm này qua bài viết bên dưới.
1. Bối cảnh ra đời: Cải tiến để phù hợp
Trong suốt 11 năm xây dựng và phát triển, Wisdom Agency luôn kiên định với sứ mệnh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu. Dựa trên phương hướng đó, Wisdom Agency liên tục nghiên cứu, thử nghiệm và cải tiến nhiều giải pháp chiến lược thực tiễn, nhằm mang lại giá trị cạnh tranh bền vững cho đối tác/khách hàng. Và sự ra đời của Strategy Integration Model (SIM) cũng là kết quả của quá trình này.
Muốn hiểu sâu hơn, phải nhắc về Brand Integration Model (BIM) – phiên bản tiền thân của mô hình SIM. Được Wisdom giới thiệu vào 2 năm trước, mô hình BIM tập trung vào Brand Platform như điểm khởi đầu của mọi chiến lược. Lúc này, thương hiệu đóng vai trò như một kim chỉ nam dẫn lối mọi hoạt động của các nền tảng: Marketing Platform, Culture Platform…
Hình 1. Mô hình cũ BIM – Brand Integration Model đặt Brand Platform làm trọng tâm
➡ Nhìn lại mô hình BIM – Brand Integration Model tại đây:
Mặc dù mô hình này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong quá trình triển khai cho các doanh nghiệp đối tác. Nhưng theo anh Nguyễn Hải Minh – Chief of Knowledge tại Wisdom Agency, nó vẫn chưa thật sự đạt đúng như kỳ vọng. Bởi, từ những dự án thực tế, anh nhận ra rằng không phải doanh nghiệp nào cũng cần bắt đầu từ thương hiệu để thành công.
Mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh cạnh tranh riêng. Có nơi sẽ nổi bật về thương hiệu, nhưng cũng có doanh nghiệp xuất sắc về văn hóa nội bộ hoặc vận hành hiệu quả. Bắt buộc tất cả phải khởi đầu từ Brand Platform không chỉ thiếu thực tế mà đôi khi còn trở thành gánh nặng về chi phí và thời gian.
Hình 2. Mô hình SIM – Strategy Integration Model là một phiên bản cải tiến của BIM
Chính trải nghiệm này đã thay đổi cách nhìn của đội ngũ Wisdom Agency, dẫn đến sự ra đời của Strategy Integration Model (SIM). Điểm đặc biệt của mô hình này là sự linh hoạt, cho phép doanh nghiệp bắt đầu tích hợp chiến lược tổng thể từ bất kỳ nền tảng nào phù hợp nhất với đặc điểm và điều kiện hiện tại của họ. Khi tập trung vào thế mạnh cốt lõi, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí xây dựng thêm nền tảng mới mà còn tận dụng đà phát triển sẵn có để tạo nên hiệu quả vượt bậc.
2. Strategy Integration Model (SIM) – Linh hoạt hơn và toàn diện hơn.
Strategy Integration Model (SIM) là mô hình bản quyền của Wisdom Agency, được nâng cấp từ phiên bản BIM tiền nhiệm qua quá trình nghiên cứu và kiểm nghiệm sát sao dựa trên các case study thực tế. Vậy, hai mô hình này có gì giống và khác nhau?
Trước tiên hãy bàn về điểm tương đồng.
Mô hình SIM và BIM đều hướng đến một mục tiêu chung: Cung cấp định hướng cơ bản cho bước đầu tích hợp chiến lược tổng thể. Từ đó, tạo tiền đề cho sự thống nhất nhịp nhàng của hoạt động doanh nghiệp và quá trình phát triển ổn định dài lâu. 4 nền tảng chính của mô hình vẫn được giữ nguyên, bao gồm: Business Platform (Nền tảng Kinh Doanh), Brand Platform (Nền tảng Thương Hiệu), Marketing Platform (Nền tảng Tiếp Thị), Culture Platform (Nền tảng Văn Hóa).
Vậy, mô hình SIM cải tiến hơn BIM ở điểm nào?
Khác với Brand Integration Model (BIM) lấy thương hiệu làm trọng tâm, tức là, doanh nghiệp luôn phải ưu tiên đầu tư vào Brand Platform trước khi chạm đến những nền tảng khác. Mô hình SIM cho phép mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều được phát triển chiến lược bắt đầu từ chính thế mạnh sẵn có. Mấu chốt là: Họ cần nhận định chính xác thế mạnh và biết cách khai thác nó nhằm xây dựng mối liên kết chiến lược chặt chẽ với các bộ phận khác.
Hình 3. Mô hình SIM cho phép doanh nghiệp tiếp cận chiến lược từ nhiều nền tảng khác nhau.
Chẳng hạn như, một doanh nghiệp có thể chọn đi từ Culture Platform, vì họ tự tin với nguồn lực nhân sự tài năng và văn hóa nội bộ dồi dào sẵn có. Từ thế mạnh cốt lõi này, doanh nghiệp sẽ chuyển hóa chúng thành định hướng chiến lược bằng cách tích hợp vào Business Platform. Ví dụ, nếu đội ngũ nhân sự rất sáng tạo, không ngừng tìm kiếm giải pháp mới, doanh nghiệp có thể định hình tầm nhìn trở thành “Người Tiên Phong Đổi Mới”. Đồng thời, các giá trị này sẽ được truyền tải vào hệ thống quản trị và mục tiêu dài hạn của nền tảng Kinh Doanh.
Ngoài ra, Operation Platform được chính thức bổ sung vào mô hình SIM như một thành tố chủ chốt để kết nối các hoạt động tích hợp. Chi tiết vai trò của nền tảng này sẽ được bật mí chi tiết ở phần dưới nhé!
3. Tại sao mô hình SIM quan trọng với doanh nghiệp?
Làm chiến lược – Nói nghe thì dễ, nhưng phải làm rồi mới biết, để có một chiến lược hoàn thiện và hiệu quả là cả một quá trình thử và sai. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam mắc phải Sai Lầm Khi Làm Chiến Lược, và 2 cái sai tiêu biểu nhất đó là:
- Đặt ra thừa mứa mục tiêu trong cùng một chiến lược như tăng doanh số, nhận diện thương hiệu, và giữ chân khách hàng. Dù các mục tiêu này đều đúng, việc gộp chúng vào một chiến lược duy nhất dễ dẫn đến kiệt quệ nguồn lực. Kết quả là, doanh nghiệp vừa hao tổn tài nguyên mà không đạt được mục tiêu nào trọn vẹn.
- Ngoài ra, trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn tăng trưởng, chiến lược thường do cấp trên quyết định, còn cấp dưới chỉ thực thi mà không hiểu rõ định hướng. Điều này tạo ra sự đứt gãy, vì người thực hiện không nắm rõ lý do cốt lõi, khiến chiến lược thiếu hiệu quả và liên kết.
Mô hình SIM – Chìa khóa chiến lược tối ưu
Để giải quyết các vấn đề kể trên, Strategy Integration Model (SIM) là một lựa chọn vừa vặn. Bởi mô hình này có 4 ưu điểm chính giúp quá trình tích hợp chiến lược đạt hiệu quả tối ưu:
1. Sự tối giản:
Mô hình này được xây dựng dựa trên định nghĩa cốt lõi của chiến lược, đó là nghệ thuật sắp xếp: Bằng cách tận dụng 1 thế mạnh nổi bật nhất và phát triển trên nó, thay vì theo đuổi các yếu tố phức tạp và xa rời thực tế doanh nghiệp.
Nhờ đó, chiến lược doanh nghiệp trở nên tối giản hơn, tập trung “đánh chắc, thắng chắc” vào các mục tiêu cần và đủ trong từng giai đoạn. Điều này sẽ đảm bảo nguồn lực có hạn của doanh nghiệp được phát huy tối đa.
Hình 4. Mô hình SIM tập trung giải quyết các mục tiêu cần và đủ trong từng thời điểm
2. Sự đơn giản:
Bốn nền tảng chính của mô hình được tạo nên từ các thành tố cơ bản và dễ hiểu. Cho phép bất cứ đối tượng nào cũng có thể dàng tiếp cận và áp dụng Strategy Integration Model vào thực tế, dù là sinh viên, nhân viên cấp thấp, quản lý tầm trung hay các cấp bậc lãnh đạo ở doanh nghiệp lớn/nhỏ,…
3. Sự nhất quán:
Song hành cùng sự đơn giản, chính là tính nhất quán trong chiến lược. Đây là ưu điểm quan trọng nhất của mô hình SIM, đóng vai trò như cầu nối giữa bốn nền tảng, giúp đảm bảo sự vận hành nhịp nhàng của tổ chức. Nó tương tự như hệ thống dây chuyền, khi mà sự trôi chảy của 1 nền tảng sẽ tạo nên hoạt động mượt mà của các nền tảng khác. Nhờ đó, doanh nghiệp tối ưu hóa kết quả với nỗ lực tối thiểu, khai thác tối đa lợi ích mà một chiến lược tốt mang lại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hình 5. Sự đơn giản và nhất quán giúp tối ưu hiệu quả chiến lược trong doanh nghiệp.
4. Tính thực tiễn:
So với BIM, mô hình SIM sở hữu khả năng ứng dụng cao hơn hẳn nhờ tập trung vào thế mạnh tự nhiên của doanh nghiệp ở từng thời điểm cụ thể. Sau khi tiến hành tích hợp chiến lược, Wisdom Agency liên tục theo dõi tốc độ phát triển của từng doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện mọi thay đổi cần thiết để tối ưu các thành tố chiến lược xuyên suốt dự án. Nhờ vậy, hiệu quả của mô hình SIM không chỉ nằm trên lý thuyết, mà còn được kiểm nghiệm chặt chẽ bởi kết quả tăng trưởng thực tiễn và sự hài lòng của đối tác/khách hàng.
4. Năm nền tảng chính để bắt đầu tích hợp chiến lược
Vậy, để ứng dụng Strategy Integration Model vào chiến lược, ta có thể bắt đầu từ đâu? Dưới đây là 5 nền tảng chính mà doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn:
Hình 6. Mỗi doanh nghiệp với thế mạnh khác nhau sẽ đưa ra các lựa chọn nền tảng khác nhau
Business Platform (Nền tảng Kinh Doanh):
Business Platform giữ vai trò cốt lõi, là nền tảng vững chắc để định hướng và tích hợp các hoạt động của 4 nền tảng còn lại. Đừng lầm tưởng rằng, để xây dựng nền tảng này chỉ cần đặt ra những con số mục tiêu như KPI/doanh số/lợi nhuận,… là được. Thật ra ta cần bao quát hơn thế, đảm bảo được các yếu tố quan trọng như Triết lý, Hệ giá trị, Sứ mệnh, và Tầm nhìn.
Khi Business Platform được xây dựng chặt chẽ, nó không chỉ tạo sự đồng thuận và gắn kết nội bộ, mà còn trở thành kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động khác như Marketing, Culture, Brand và Operation Platform. Điều này đảm bảo rằng các chiến lược được triển khai một cách hài hòa, hiệu quả và phù hợp với mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp.
Brand Platform (Nền tảng Thương Hiệu):
Trong khi Business Platform phản ánh giá trị cốt lõi của hoạt động doanh nghiệp, thì Brand Platform sẽ thể hiện hình ảnh doanh nghiệp đối với khách hàng. Một nền tảng Thương Hiệu tốt sẽ định hướng cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng thông qua các hoạt động Marketing. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò quan trọng để xác định tầm nhìn, sứ mệnh – tập trung vào lợi ích của khách hàng trong dài hạn.
Marketing Platform (Nền tảng Tiếp Thị):
Tương tự như Brand Platform, mục tiêu của Marketing Platform cũng xoay quanh người tiêu dùng hoặc khách hàng nói chung.
Nếu doanh nghiệp chọn bắt đầu tích hợp chiến lược Marketing vào tổng thể, họ sẽ xác định khách hàng thông qua quy trình STP (Segmentation, Targeting & Positioning). Từ đây, cầu nối giữa chiến lược và thực thi được hình thành, giúp doanh nghiệp biến kế hoạch trên lý thuyết thành hành động thực, thông qua sức mạnh của truyền thông. Một nền tảng Marketing được xây dựng chặt chẽ sẽ giúp định hướng mọi kế hoạch truyền thông mang tính chiến lược hơn, không còn dàn trải hay thiếu liên kết.
Culture Platform (Nền tảng Văn Hóa):
So với các nền tảng khác, Culture Platform có vẻ ít liên quan hơn nhưng lại là yếu tố cốt lõi, bởi con người luôn đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động vận hành. Khi doanh nghiệp gặp phải biến động bên ngoài, một Culture Platform mạnh sẽ tạo ra đề kháng tự thân từ bên trong, nhờ vào sức mạnh của con người và bản sắc riêng biệt.
Vì vậy, nếu văn hóa doanh nghiệp đã được định hình rõ ràng, nó sẽ dẫn dắt tất cả các quyết định và hành động trong lẫn ngoài tổ chức. Được thể hiện qua cách thức mà doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng (Brand Platform), quảng cáo sản phẩm (Marketing Platform), cũng như thiết lập chiến lược bán hàng và các mục tiêu kinh doanh (Business Platform).
Operation Platform (Nền tảng Vận Hành):
Operation Platform, nói một cách dễ hiểu, chính là quy trình vận hành nội bộ – yếu tố then chốt trong mọi chiến lược tích hợp. Bởi vì nó đóng vai trò như bộ khung sườn định hình và kết nối các nền tảng thành 1 khối thống nhất.
Không chỉ giới hạn ở các hoạt động nội bộ như tài chính hay nhân sự, Operation Platform của doanh nghiệp còn bao gồm các hoạt động hướng ngoại như đào tạo bán hàng, dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng… Ở đó, các phương pháp cải tiến công nghệ, đồng bộ dữ liệu và tự động hóa quy trình cần được đầu tư tối đa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm/hiệu suất làm việc.
Một nền tảng vận hành có chặt chẽ trơn tru hay không, sẽ phản ánh rõ nhất khả năng thích ứng thay đổi trong chiến lược của đội ngũ doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào đặc điểm nội tại và định hướng kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ chọn một nền tảng phù hợp để triển khai chiến lược.
Tuy nhiên, luôn có 1 nền tảng quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần ưu tiên phát triển để tạo ra sự phát triển lâu dài → Tăng sức bền doanh nghiệp với BUSINESS PLATFORM – nền tảng trọng yếu của mô hình SIM.
Nếu đang băn khoăn liệu mô hình SIM có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không, đừng bỏ qua bài viết → 7 dấu hiệu rõ ràng cho thấy đã đến lúc áp dụng mô hình chiến lược SIM.
Hoặc liên hệ Wisdom Agency để nhận tư vấn chi tiết và hỗ trợ đánh giá doanh nghiệp một cách nhanh nhất!
- Hotline: 028 7109 9978
- Email: [email protected]