Ai cũng biết doanh nghiệp cần thay đổi cách thức “chi tiêu” để xuất sắc băng qua mùa dịch vẫn còn trước mắt. Thế nhưng, trước áp lực của việc vừa phải thắt chặt ngân sách dành cho bất trắc vừa cần những giải pháp cụ thể để sống sót qua thời kỳ khó khăn, làm thế nào để doanh nghiệp tìm thấy điểm cân bằng?
Khi mà vẫn chưa có một ai dám khẳng định bao giờ thế giới mới “khỏi bệnh”, dù là ông lớn, giữ nhiều tiền trong tay cũng chưa chắc dám tiêu mạnh tay. Cũng như việc những chú gấu Bắc Cực cố gắng tích trữ thật nhiều năng lượng trước khi ngủ đông, bởi nó không biết khi nào mùa xuân mới lại đến, hơn lúc nào hết doanh nghiệp cần cẩn trọng trong từng động thái.
Cụ thể hơn, “nên hay không nên đầu tư cho các hoạt động truyền thông vốn tiêu bạc như nước” là một câu hỏi ngay cả gã khổng lồ cũng cần nghĩ suy! Truyền thông vốn luôn được xem như “chiếc loa” để doanh nghiệp tạo tiếng vang nhanh chóng. Nhưng với những thị trường là một dấu chấm hỏi như hiện tại, bỏ một khoản khổng lồ đương nhiên cũng đi kèm rủi ro và nếu chúng ta không thể tính toán trước kết quả, đó rất có thể là con dao hai lưỡi.
Dè xẻn không đồng nghĩa với cắt hoàn toàn các khoản chi, dù muốn dù không doanh nghiệp vốn chẳng thể chôn chân tại chỗ trong thời gian dài. Một trong những cách tiêu tiền hay ho của “người giàu” mà doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng thời biến động chính là “dám tiêu cho đáng” và “nên tiêu cho những khoảng lợi đường dài”.
Nghe có vẻ rất bất hợp lý khi thời gian khủng hoảng lại “dám tiêu nhiều tiền”. Thế nhưng chẳng phải để có được một khoảng lợi luôn cần phải đầu tư trước sao? Miễn đó là một đầu tư thông minh. Tại sao vàng lại luôn lên giá trong những lúc thị trường “rối ren”? Bởi vàng để lâu không những không bị mất đi mà giá trị của nó sẽ ngày càng tăng, một khoảng lợi đường dài đáng tiền. Càng bất ổn càng cần thông thái trong mọi vấn đề, mà đối với các doanh nghiệp đắn đo sẽ nằm ở cách rót tiền cho kinh doanh, cho marketing.
Những đầu tư dài hơi giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng sẽ là cách tốt nhất lúc này để giữ chân “thượng đế”. Theo một nghiên cứu hành vi, có đến 86% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn giá niêm yết của một sản phẩm/dịch vụ khi nhận được trải nghiệm rieng thật sự “vừa ý”. Đó cũng là lý do mà cùng bán cà phê, Starbuck lại rất được ưa chuộng dù có mức giá “không cùng cấp” với những hàng quán khác. Vì vậy, trải nghiệm khách hàng sẽ là phương pháp thích hợp nhất khiến khách hàng ưu ái chúng ta hơn khi sản phẩm ít có sự khác biệt, thậm chí đối thủ đang vượt trội hơn chúng ta ở một vài khía cạnh.
Trải nghiệm tốt sẽ giúp thu hút khách hàng về phía thương hiệu một cách tự nhiên thế nhưng, những trải nghiệm tiêu cực sẽ tạo ra ‘lực ngược chiều’ đẩy khách hàng ra xa. Theo khảo sát:
Vậy làm thế nào để để tối đa hóa trải nghiệm khách hàng? Câu trả lời là inbound marketing – phương thức marketing đóng vai trò như một “khế ước hôn nhân” giúp thương hiệu và khách hàng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp lâu dài bắt đầu từ những trải nghiệm cá nhân trong suốt quá trình từ tìm hiểu đến ra quyết định.
Inbound marketing được định nghĩa là phương thức tiếp cận khách hàng dựa trên nội dung và sự tương tác mang lại giá trị hữu ích cho người đọc – những vấn đề cá nhân mà họ đang cần giải quyết có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Nói đơn giản hơn, inbound là một cần cẩu kéo khách hàng về phía doanh nghiệp bằng những trải nghiệm nghiệm khách hàng cá nhân và hữu ích nhất như:
Một ví dụ gần gũi về inbound marketing là Netflix – nền tảng phim trực tuyến thành công nhờ những trải nghiệm cá nhân hóa. Dựa vào phân tích thông tin, hành vi người dùng, họ biết được đâu là ‘gu phim’ của từng đối tượng để không chỉ đưa ra danh sách nội dung phù hợp mà còn đầu tư cho những series phù hợp xu thế chung!
Nhớ lại mà xem, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mở Netflix lên chỉ toàn thấy phim kinh dị yêu thích còn bạn đồng nghiệp thì toàn phim hành động? Phải chăng bạn luôn có hành vi thích thú với Annabelle, The Conjuring còn người đồng nghiệp lại là fan Tom Cruise hay đam mê James Bond. Hiểu và chiều được nhu cầu của từng người xem chính là sức mạnh giúp Netflix chiếm sóng các hình thức xem phim cổ điển.
Tương tự, trong marketing, để chiếm lấy sự tin yêu từ phía khách hàng, doanh nghiệp cũng cần xây dựng thành công một lộ trình nội dung ‘thiết kế riêng’ cho từng đối tượng, để dù họ có rẽ sang hướng nào, cuối đường vẫn sẽ được “kéo gần” về phía thương hiệu.
Trong thời kỳ biến động, khi chưa thể thực hiện những hoạt động “hao tốn”, thương hiệu có thể dành thời gian còn rảnh rỗi để xây dựng kho tàng nội dung hữu ích, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trong cả quá trình “tiếp xúc”.
Dễ hiểu hơn, nếu khách hàng với doanh nghiệp là hai con người, từ lúc gặp gỡ, rồi tìm hiểu, chấp thuận và tiến đến yêu đương, chàng trai thương hiệu cần có những chủ đề tiếp cận khác nhau. Tương tự, trong inbound marketing, suốt quá trình trải nghiệm, khách hàng trải qua những giai đoạn tương ứng điển hình là Attract – Convert – Close – Delight. Mỗi nơi là một trải nghiệm mới, cần một cách giữ chân riêng để họ “về đích”.
Với khả năng đặc biệt “thỏa mãn tính cá nhân hóa” nên inbound đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp B2B hay những ngành hàng có giá trị cao mà “thượng đế” cần được chăm sóc đặc biệt như bất động sản, tài chính hay bảo hiểm, giáo dục, …
Ví dụ điển hình nhất lúc này là bất động sản – lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi sắc lệnh: “từ ngày 1/10/2010, nghiêm cấm việc gọi điện đến những thuê bao để quảng cáo khi chưa được sự đồng ý”.
“Theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”, đã đến lúc thôi “ép uổng” khách hàng bằng những cuộc gọi chào mời không báo trước! Những cuộc gọi mời mua đất, mua bảo hiểm hay mở thẻ ngân hàng luôn là nỗi khó chịu và ám ảnh với khách hàng, họ sẵn sàng “ngắt máy” khi nghe tên công ty dù chưa hết cả câu chào. Tình yêu đôi lúc kỳ lạ lắm, dâng ngay trước mặt ép uổng đôi lúc không làm người ta hứng thú tiếp nhận. Nếu không thể gõ cửa “ép duyên”, liệu có cách nào để họ tự nguyện chờ chúng ta viếng thăm?
Chẳng hạn, bạn đang bán một dự án bất động sản bình dân chuyên dành cho dân văn phòng ở quận 9. Thay vì chỉ “rêu rao” về giá bán, hay vị trí, chúng ta có thể dùng những bài viết về bí quyết decor nhà tiết kiệm vẫn “chanh sả”, cách thức di chuyển từ quận 9 đến quận 1 nhanh chóng bằng 5 cách, … để dẫn dắt những người “có nhu cầu nhà bình dân, chấp nhận di chuyển xa” bắt đầu tìm hiểu chúng ta. Đưa họ vào mê cung thông tin hữu ích, để sản phẩm của mình sẽ là “lời giải” hiệu quả nhất ở cuối đường, khiến họ tự nguyện để lại thông tin và chờ chúng ta tư vấn thêm.
Phương thức kéo với nội dung được xây dựng từ tâm tư tình cảm của từng đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp “gãi đúng chỗ”. Trên cả hành trình dài, nếu mỗi điểm chạm khách hàng đều được tiếp sức, “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”; chúng sẽ tạo ra cảm tình tốt. Sợ gì người đọc không đi đến “đúng chỗ”?
Trong thời gian còn đang phân vân lựa chọn tung tiền hay giữ lại để đợi đến một thời cơ vẫn còn chưa xác định. Thì dành thời gian xây dựng những nền tảng mang lại giá trị lâu dài như inbound marketing là một trong những “kế hoãn binh” tốt nhất. Việc thỏa mãn trải nghiệm cá nhân hóa không phải ngày một ngày hai có thể thực hiện xong xuôi; cả thế giới trong đó rất có thể cũng có đối thủ của chính chúng ta đều đã và đang thay đổi cách thức hành động. Nếu không xây dựng ngay lúc này thương hiệu của bạn rất có thể sẽ phải “lùi bước về sau”.
Vậy, bắt đầu inbound marketing từ đâu. Trước khi ra trận, các vị tướng đều sẽ phải chuẩn bị chiến lược, chiến thuật rõ ràng; inbound là chiến thuật, còn chiến lược, Lưu bị cũng cần tìm cho mình một quân sư. Wisdom Agency thực hiện inbound marketing bắt đầu với cái gốc chiến lược, để tìm ra những nội dung theo con đường phù hợp, độc đạo nhất đến với từng đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng.
Inbound là một cuốn sách với rất nhiều những chương, mục; để tìm hiểu thêm về “sách lược inbound”, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi, Wisdom Agency!
Hoặc đặt hẹn tư vấn tại: