Áp Dụng Thành Công Cho 2 Thương Hiệu Việt, Wisdom Agency Đã Phát Triển Mô Hình Sand Clock Như Thế Nào?

5 Tháng Ba, 2021

Hoạch định chiến lược luôn là một quá trình tiêu tốn nhiều nguồn lực, công sức bởi sự phức tạp trong thấu hiểu vấn đề cũng như xác định giải pháp. Để nâng cao hiệu quả tư vấn, Wisdom Agency đã ứng dụng mô hình Sand Clock được đúc kết bởi anh Nguyễn Hải Minh, Giám đốc Điều hành tại agency này.

Ra đời từ năm 2015, Sand Clock là nền tảng tư duy được Wisdom Agency áp dụng để giải quyết các thách thức đặt ra trong nhiều dự án khác nhau, từ marketing truyền thông cho đến chiến lược xây dựng thương hiệu đường dài.

Mô hình Sand Clock là gì?

Mô hình Sand Clock được hình thành dựa trên nền tảng tư duy rất cơ bản là “quy nạp – diễn dịch”. Theo anh Nguyễn Hải Minh, Giám đốc Điều hành Wisdom Agency, một chiến lược đầy đủ bao gồm 3 giai đoạn: Xác định vấn đề – Thiết kế giải pháp – Thực thi (Thinking – Planning – Doing).

1. Xác định vấn đề

Để không bỏ sót bất cứ điều hấp dẫn nào, hãy áp dụng tư duy “quy nạp”. Đầu tiên là thu thập tất cả thông tin hiện có, gạn lọc để tìm ra đâu là những yếu điểm cần khắc phục, đâu là cơ hội để doanh nghiệp “nương sóng vươn lên”.

2. Thiết kế giải pháp

Sau khi xác định đúng vấn đề và có hướng giải quyết, giai đoạn này sẽ “diễn dịch” ý tưởng tìm được thành những đề xuất, hoạt động cụ thể trong cả ngắn hạn, dài hạn sao cho phù hợp với ngân sách đặt ra.

3. Giai đoạn thực thi

Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, giai đoạn Thực thi. Từ những kế hoạch cụ thể phía trên, bắt đầu triển khai, theo dõi các hạng mục và điều chỉnh, nếu cần thiết.

Như vậy, có thể thấy, mô hình Sand Clock không những đẩy nhanh tốc độ của quá trình phân tích vấn đề và thiết kế giải pháp mà còn giúp doanh nghiệp định hướng tốt hơn.

Mô hình Sand Clock

Mô hình này ra đời dành cho những người thường xuyên đưa ra những đề xuất, quyết định ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp. Đó có thể là các planner tại agency, hoặc cũng có thể là nhân sự phụ trách mảng xây dựng thương hiệu như CMO, CEO ở phía client. Những người phải đối mặt với rất nhiều thông tin, cân nhắc giữa rất nhiều lựa chọn để đưa ra giải pháp, định hướng trong ngắn hạn và dài hạn. Mô hình này giúp giản lược suy nghĩ của họ để tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết hơn của doanh nghiệp.

Vậy Sand Clock đã được hình thành và hoàn thiện như thế nào?

Với 10 năm kinh nghiệm trong ngành tiếp thị truyền thông cùng với nhiều dự án lớn nhỏ, sau mỗi lần “ra trận”, anh Nguyễn Hải Minh thường tự đặt ra một câu hỏi: “Liệu có một công thức chung cho tất cả các kế hoạch marketing?”.

Bởi vì, anh nhận ra không phải ai cũng đủ kiến thức chuyên môn, sự tỉnh táo để có thể nhìn nhận chính xác vấn đề của thương hiệu. Mặt khác, khi có quá nhiều thông tin và vấn đề, mọi người sẽ bối rối và không biết giải quyết từ đâu.

Từ đó Mô hình Sand Clock được “thai nghén”. Ban đầu, đây là mô hình hỗ trợ hoạch định chiến lược truyền thông. Khi phân tích những chiến dịch truyền thông, anh nhận ra vấn đề của những dự án không hiệu quả là do doanh nghiệp hoặc agency chỉ nhìn vấn đề ở bề nổi, chưa đào sâu vào gốc rễ bên trong. Chẳng hạn, nếu vấn đề nằm ở cấp chiến lược thương hiệu, thì khi đó, ý tưởng truyền thông dù sáng tạo đến mấy cũng không thể giải quyết triệt để thách thức đặt ra.

Sau quá trình nghiên cứu, Sand Clock được khái quát lên thành mô hình tư vấn chiến lược tổng quát dành cho mọi vấn đề marketing. Bằng cách đặt câu hỏi, quy nạp thông tin, phân tích, người tư vấn chiến lược sẽ sớm nhận ra vấn đề ở khía cạnh gốc rễ; đề xuất những giải pháp phù hợp hơn thay vì cứ “nhắm mắt” đi theo bản brief truyền thông ban đầu.

Tương tự, tại một khía cạnh lớn hơn là tư vấn chiến lược tổng quát, khi có quá nhiều vấn đề, việc lựa chọn ưu tiên giải quyết “cái gì” để mang đến hiệu quả cũng là một chuyện không dễ dàng. Trong bối cảnh đó, giản lược hoá suy nghĩ và tư duy là điều cần thiết nhất.

Mỗi agency sử dụng một mô hình tư vấn chiến lược khác nhau. Sau thời gian nghiên cứu và đúc kết, anh Nguyễn Hải Minh lựa chọn Sand Clock là nền tảng tư duy tại Wisdom Agency. Mô hình này cũng chính là câu trả lời cho trăn trở lâu nay của những người làm chiến lược. Để có công thức chung cho các kế hoạch marketing hãy bắt đầu từ chiến lược. Chiến lược sẽ luôn là nền tảng, định hướng cho các hoạt động liên quan.

2 trường hợp điển hình nên ứng dụng Sand Clock?

1. Doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện những “vấn đề”

Thông thường, doanh nghiệp cần định hướng lại chiến lược khi nhận thấy “bất cập” trong tình hình kinh doanh hay sức khoẻ thương hiệu. Khi ấy, mô hình Sand Clock không chỉ nhìn vấn đề ở bề nổi, mà còn đào sâu vào cốt lõi, tìm ra vấn đề thực sự cần giải quyết. Giải pháp lúc này có thể đơn giản chỉ là một chiến dịch truyền thông làm mới thương hiệu hay một kế hoạch cải tổ, định vị toàn diện để có thể phát huy được hiệu quả mong muốn. Vai trò của agency tư vấn không chỉ thực thi theo yêu cầu (work down-stream) mà còn phân tích và khuyến nghị thay đổi chiến lược ở tầm quản trị (up-stream).

Vai trò của agency tư vấn không chỉ thực thi theo yêu cầu (work down-stream) mà còn phân tích và khuyến nghị thay đổi chiến lược ở tầm quản trị (up-stream).

Lấy chiến dịch tái cấu trúc ngành hàng bánh tươi của Hữu Nghị Food làm ví dụ, ban đầu thách thức đặt ra cho Wisdom Agency chỉ là giải pháp truyền thông giúp thương hiệu chiếm thị phần. Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu, Wisdom Agency nhận thấy một chiến dịch truyền thông là chưa đủ để chinh phục một “vùng trời” với quá nhiều đối thủ. Hữu Nghị là một thương hiệu giàu truyền thống với hơn 12 năm phát triển tại phía Bắc, ưu tiên hàng đầu là trẻ hoá hình ảnh để đón đầu xu hướng tiêu dùng mới; đồng thời tìm cơ hội mở rộng vào thị trường miền Nam. Do đó, Wisdom Agency đề xuất một chiến lược tái định vị thương hiệu toàn diện trước khi triển khai hoạt động nào khác. Với cấu trúc thương hiệu và các đề xuất giá trị mới, Staff – nhãn hàng bánh mì tươi của Hữu Nghị, đã trở thành một trong năm thương hiệu dẫn đầu ngành hàng tại Việt Nam.

2. Trở thành “người chủ động” cho những tăng trưởng

Bên cạnh đó tư duy chiến lược cũng là vũ khí tốt nhất để chủ động tăng trưởng, thay vì đợi đến khi có vấn đề mới tìm cách khắc phục. Mô hình Sand Clock lúc này có thể áp dụng để doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới. Bằng việc đánh giá lại danh mục thương hiệu, đồng thời khảo sát các cơ hội cạnh tranh; tư duy “diễn dịch” sẽ biến cơ hội cạnh tranh thành định hướng, thành ý tưởng thực tế cho các hoạt động marketing. Chẳng hạn như phát triển sản phẩm mới hay truyền thông thương hiệu.

Điều này thể hiện rõ trong trường hợp của thương hiệu gia vị Vianco. Sau hơn 60 năm phát triển, Vianco đã trở thành một cái tên quen thuộc với thế hệ các bà nội trợ khắp Việt Nam. Đề khó lúc này là tìm kiếm một cơ hội tăng trưởng với dòng sản phẩm mới trong thị trường đã khá chật hẹp. Thông qua Sand Clock, Wisdom Agency nhận thấy thương hiệu có thể mở rộng nhóm đối tượng mục tiêu đến những người trẻ hơn. Với một chiến lược tái định vị hệ giá trị 60 năm cộng với hình ảnh tươi mới; Vianco có thể dễ dàng tiếp cận phụ nữ hiện đại hơn, đưa các sản phẩm của mình tiếp cận xu hướng tương lai. Từ “tấm áo mới” cho các giá trị cốt lõi cũ, thương hiệu gia vị này vẫn có thể tăng trưởng.

Anh Nguyễn Hải Minh chia sẻ: “Mô hình Sand Clock có hiệu quả rõ nhất trong quá trình Xác định vấn đề và Thiết kế giải pháp. Còn ở giai đoạn Thực thi, để đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta cần những cơ chế kiểm soát và thay đổi dành cho các agency ‘thi công’. Do đó, rất cần có những ‘liên minh agency’ cùng thấu hiểu một hệ tư duy giống nhau để cùng hướng đến hiện thực hóa chiến lược ban đầu”.

Doanh nghiệp đang gặp các “vấn đề” chưa tìm được phương hướng hoặc muốn chủ động tăng trưởng từ gốc chiến lược? Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu thêm về mô hình Sand Clock tại đây. Và liên hệ với đội ngũ Wisdom Agency để được hỗ trợ tư vấn.

Uyên Nguyễn
* Nguồn: Wisdom Agency

 

Doanh nghiệp của bạn đang gặp phải vấn đề gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn.